Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế không có dấu hiệu giảm phát

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 1/12, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các thành viên Chính phủ đã nhận định, năm 2014 chỉ tiêu phát triển kinh tế sẽ đạt và nhiều khả năng vượt mục tiêu đề ra 5,8% mà Quốc hội đề ra.

Theo số liệu của Bộ KH & ĐT đưa ra tại phiên họp, kinh tế cả nước vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, không có biểu hiện của giảm phát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 giảm chủ yếu do tác động điều chỉnh giảm mạnh giá xăng, dầu, giá gas trong nước theo giá thế giới. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục được cải thiện, 11 tháng, ước tăng 11,1%, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 6,5% (cùng kỳ tăng 5,5%), trong khi các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt tăng là 4,1%, 6,3% và 5,5%. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng 11 tháng năm 2014 ở mức cao hơn những năm trước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 11/2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 11/2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại buổi họp báo thông báo kết quả kỳ họp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế vĩ mô 11 tháng qua tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực đà tăng trưởng được phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu với mức thăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 giảm (-)0,27% so với tháng 10/2014. Bình quân 11 tháng, CPI tăng 4,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng tăng 7,5% (cùng kỳ tăng 5,6%), trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,6% (cùng kỳ tăng 7,1%). Vốn cho đầu tư phát triển tăng (trong đó, vốn FDI thực hiện 11 tháng tăng 6,2%; giải ngân ODA và vay ưu đãi tăng khoảng 7%). Tăng trưởng tín dụng tiếp tục cải thiện, đến 27/11 tăng 10,22%. Mặt bằng lãi suất giảm nhẹ 0,1-0,5%.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và khu vực thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, có những tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế nước ta, nổi bật là giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh từ 105 USD/thùng (cuối tháng 7/2014) xuống 68,53 USD/thùng (28/11/2014) - mức thấp nhất trong vòng 4 - 5 năm qua. Bên cạnh tác động trực tiếp của giá xăng dầu thế giới đối với một số lĩnh vực (thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu…), nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn, thách thức như tiến trình sắp xếp, tái cơ cấu DN Nhà nước tuy đạt nhiều kết quả tích cực so với năm trước nhưng vẫn chậm so với mục tiêu đề ra…

Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp bù đắp cho ngân sách do việc giá dầu giảm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, hiện nay giá dầu giảm nhanh và theo dự báo của các chuyên gia giá dầu chỉ có thể tăng lại vào khoảng giữa năm 2015, nhưng đó chỉ là dự báo, tình hình vẫn đang diễn biến phức tạp rất khó lường. Trong khi đó, Chính phủ đã báo cáo kế hoạch cân đối ngân sách của mình trên cơ sở dự tính giá dầu là 100 USD/thùng “Chúng ta cứ tính rằng, mỗi 1 USD giảm thì chúng ta mất 1.000 tỷ đồng, nếu vậy dự tính năm 2015, giá dầu ở mức trên dưới 80 USD/thùng thì chúng ta mất 20.000 tỷ đồng” – ông Nên phân tích.

Về các phương án để bù đắp cho ngân sách, người phát ngôn Chính phủ nói: “Tong phiên họp này, Bộ Tài chính đã có tính toán. Cụ thể, về phía khai thác dầu mỏ, hiện nay, chúng ta có rất nhiều điểm khai thác, nhưng giá thành tính ra từ 35-40 USD đến 70 USD/thùng. Thủ tướng đã chỉ đạo xem xét lại những mỏ dầu có giá thành cao, tính toán không khai thác lúc này, chỉ khai thác những mỏ dầu có thể đem lại cho chúng ta lợi nhuận tương đối. Đồng thời, chúng ta tính toán cân đối các nguồn khác để bù đắp số hụt có thể xảy ra”. Ông Nên khẳng định, đến thời điểm này, chúng ta có thể tạm yên tâm rằng phương án bù đắp của Bộ Tài chính đưa ra là khả thi.
“Lãi suất không phải yếu tố cản trở dòng tín dụng. Hiện nay kinh tế vĩ mô đã ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh có khởi sắc vì thế tín dụng ngân hàng có tăng trưởng trở lại, phù hợp diễn biến tăng cầu nền kinh tế. NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến để có giải pháp điều hành cho phù hợp”.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng