Kinh tế Nga ảnh hưởng mạnh bởi giá dầu lao dốc.
|
Điều này trái ngược với tăng trưởng GDP của Nga ở mức 0,6% trong năm 2014. Cụ thể, doanh thu bán lẻ và đầu tư trong nước đã giảm mạnh lần lượt ở 10% và 8,4%, tồi tệ nhất kể từ năm 2009.
Đây là hệ lụy của việc giá dầu giảm 70% trong 15 tháng qua, kết hợp với sức ép từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây do can thiệp của Moscow tại Ukraine. Doanh thu thuế từ dầu và khí đốt chiếm khoảng 50% GDP Nga.
Đầu tháng này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, giá dầu giảm sâu có khả năng buộc nước này phải điều chỉnh ngân sách năm 2016. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngân sách 2016 được tính toán dựa trên giá dầu ở 50 USD/thùng. Trong khi nhiên liệu này đang được giao dịch ở mức hơn 30 USD/thùng.
Dự kiến trong tuần này, chính quyền Nga sẽ tuyên bố một loạt biện pháp chống khủng hoảng kinh tế mới.
William Jackson, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết: “Trong khi giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng Nga đã qua, nền kinh tế vẫn yếu. Đợt giảm gía dầu gần đây đồng thời với sự suy yếu của đồng Ruble cho thấy thời kỳ suy thoái tiếp theo đang tới gần”.
Đồng nội tệ Ruble đã giảm xuống mức kỷ lục so với USD tuần qua, trước khi tăng nhẹ nhờ giá dầu phục hồi. Phiên giao dịch ngày 25/1, Ruble đã giảm hơn 1% xuống còn 78,87 ruble/USD sau khi dầu tiếp tục lao dốc 3%.
Bộ trưởng kinh tế Alexei Ulyukayev kỳ vọng Ngân hàng T.Ư Nga sẽ giữ lãi suất ở mức 11% trong cuộc họp ngày 29/1 tới.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Nga đã tăng ở mức 5,8% vào tháng 12, đồng nghĩa 4,4 triệu người không có việc làm, lương thực giảm 10%.