Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” hàng trăm tỷ USD vì dịch viêm phổi Vũ Hán

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà kinh tế cảnh báo hậu quả về kinh tế toàn cầu do dịch viêm phổi Vũ Hán có thể tăng gấp vài lần với đợt bùng phát dịch SARS năm 2003.

Warwick McKibbin - Giáo sư Kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 17 năm qua, dịch viêm phổi do virus corona lần này sẽ có tác động lớn hơn rất nhiều so với SARS. Ông McKibbin ước tính dịch SARS khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 40 tỷ USD.
Kinh tế toàn cầu có thể mất hàng trăm tỷ USD vì dịch viêm phổi do virus corona.
Theo chuyên gia McKibbin, trong năm 2003, Trung Quốc chỉ đóng góp 4% GDP toàn cầu, nhưng hiện tại, tỷ lệ này đã lên 17%, đồng nghĩa tác động lan tỏa nếu kinh tế Trung Quốc lao dốc sẽ lớn hơn. “Cú đánh mang tên virus corona có thể mạnh gấp 3-4 lần so với tác động từ dịch SARS, giáo sư Warwick McKibbin cảnh báo.
Trên thực tế, sự bùng phát của virus corona có nguy cơ làm mất đi sự ổn định vốn dĩ đã rất mong manh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá đầy đủ các tác động mà chủng virus corona gây ra đối với  nền kinh tế Trung Quốc, nhưng có thể rõ ràng nhận thấy, virus đang gây tổn hại cho hoạt động tiêu dùng và ngành du lịch, dịch vụ của nước này. Một số nhà kinh tế cho rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm 2% do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát.
Trong khi đó, quốc gia đông dân nhất thế giới đang giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, thị trường lớn nhất cho xe ô tô mới và chất bán dẫn, là nước chi nhiều nhất cho du lịch quốc tế, là nhà xuất khẩu hàng may mặc và dệt may hàng đầu trên thế giới, đồng thời cũng là nơi sản xuất nhiều máy tính cá nhân (PC) và hầu như tất cả chiếc iPhone trên thế giới. “Du khách Trung Quốc là những người chi tiêu hàng đầu cho du lịch quốc tế, với 150 triệu lượt kháchdu lịch quốc tế chi tiêu tới 277 tỷ USD trong năm 2018, và 1,3 tỷ dân Trung Quốc đang cung cấp thị trường lớn nhất trên thế giớicho một số hàng tiêu dùng như rượu mạnh, hàng xa xỉ”- báo cáo của Viện toàn cầu McKinsey cho biết.
Dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới bùng phát khiến nền kinh tế Trung Quốc vốn đang trong tình trạng lao đao lại rơi vào tình thế khó có thể cứu vãn. Năm 2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 thập kỷ qua bởi nợ công ngày càng gia tăng, tiêu dùng trong nước sụt giảm và các tổn thất từ thương chiến Mỹ - Trung.
Chủng virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 12/2019 tại TP Vũ Hán, Trung Quốc. Tính đến ngày 3/2, nhà chức trách Trung Quốc cho biết, số người chết do virus corona tăng lên 361, trong đó có 361 người ở Trung Quốc, số ca nhiễm cũng lên hơn 17.205. Con số này được cho là vượt số ca lây nhiễm từ dịch SARS năm 2003.
Tính đến ngày 3/2, nhà chức trách Trung Quốc cho biết, số người chết do virus corona tăng lên 361, trong đó có 361 người ở Trung Quốc, số ca nhiễm cũng lên hơn 17.205.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm SARS tại Trung Quốc chỉ vượt mốc 5.000 sau hơn 6 tháng. Tờ People’s Daily trong một bài bình luận gần đây đã viết, ngăn chặn dịch bệnh lây lan là “ưu tiên hàng đầu” đối với Chính phủ Trung Quốc ngay lúc này. Tính đến nay, chính quyền trung ương và địa phương nước này đã phân bổ 12,6 tỷ USD cho việc điều trị và mua sắm các thiết bị y tế.
Tình hình hiện tại khiến Bắc Kinh phải tăng cường thực hiện hàng loạt chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, Trung Quốc có thể sẽ phải cắt giảm thuế, tăng chi tiêu và thậm chí phải cắt giảm lãi suất. Các ngân hàng lớn đã cắt giảm lãi suất cho các doanh nghiệp tại các khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh gây ra.
Theo đánh giá của ông Rajiv Biswas - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc IHS Markit, dịch bệnh viêm phổi do virus corona sẽ không chỉ tác động lớn tới nền kinh tế Trung Quốc mà cònảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, hàng không thương mại, bán lẻ…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần