Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ký ức về ngày bầu cử

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam được tiến hành vào ngày 6/1/1946, 70 năm qua, 13 khóa Quốc hội đã được bầu.

Nhớ về những đợt đi bầu cử, dù là Khóa I hay những khóa tiếp theo, những người dân Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên ký ức.
Ký ức về ngày bầu cử - Ảnh 1
Năm 1946 khi vừa tròn 16 tuổi, tôi được tham gia bầu cử Quốc hội Khóa I. Thời điểm đó, mỗi người được nhận một thẻ cử tri. Thẻ này còn có giá trị như một loại giấy tờ tùy thân, sau đó mới có Thẻ căn cước và giấy Chứng minh Nhân dân thay thế.

Cùng với đó, mỗi người đi bầu cử được nhận một phiếu bầu cử có đóng dấu của tổ bầu cử. Tất cả mọi người khi ấy, ai cũng đầy cảm xúc trong lần đầu tiên được cầm lá phiếu đi bầu cử.

Tôi vinh dự được dẫn đầu đội thanh niên của địa phương tham gia vận động Nhân dân đi bầu cử, nên lúc đó tâm trạng không chỉ háo hức mà còn thấy thực sự sung sướng và hạnh phúc. Năm đó, bà tôi đến từng nhà, tuyên truyền, vận động bà con đi bầu cử, nói rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử.
Nguyễn Thị Thạch - SN 1930, phường Phương Liên, quận Đống Đa
Ký ức về ngày bầu cử - Ảnh 2
Tôi vẫn nhớ sáng 8/5/1960, thời điểm cả nước háo hức đi bầu cử cho Quốc hội Việt Nam Khóa II. Khi ấy lòng dân Thủ đô luôn hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào thắng lợi cách mạng do Cụ Hồ lãnh đạo.

Nhân dân Thủ đô coi ngày bầu cử là ngày hội lớn, đồng thời xác định đây cũng là một mặt trận đấu tranh với kẻ thù nên đã hăng hái đi bầu cử.

Việc tổ chức bầu cử thành công đã thể hiện lòng tin vững chắc của đồng bào cả nước với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Ông Phạm Văn Bảng, xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa