Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lao động gặp nhiều khó khăn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Phóng sự của chúng tôi được thực hiện tại Hải Phòng, nơi có hàng chục công ty với trên 40.000 công nhân giầy da - cho thấy, đời sống của người công nhân và hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

KTĐT - Phóng sự của chúng tôi được thực hiện tại Hải Phòng, nơi có hàng chục công ty với trên 40.000 công nhân giầy da - cho thấy, đời sống của người công nhân và hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp và hơn 650.000 công nhân ngành da giày Việt Nam đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quyết định thiếu khách quan, không công bằng, đi ngược lại với chính sách tự do thương mại của cộng đồng Châu Âu của EU.

Quyết định của Hội đồng Châu Âu áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu có hiệu lực từ 3/1/2010. Đây là một quyết định thiếu khách quan, không công bằng, đi ngược lại với chính sách tự do thương mại của cộng đồng Châu Âu; khiến các doanh nghiệp và hơn 650 ngàn công nhân ngành da giầy Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực.

Phóng sự của chúng tôi được thực hiện tại Hải Phòng, nơi có hàng chục công ty với trên 40.000 công nhân giầy da - cho thấy, đời sống của người công nhân và hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Dãy nhà trọ 10 căn phòng nhỏ, chỉ có 1 chiếc ti vi 12 inch đã cũ để cho 30 nữ công nhân Công ty giầy Tam Đa ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão giải trí sau khi đi làm về.

Bữa ăn tối của họ thật đạm bạc. Nếu không kịp nấu cơm, thì ăn tạm vài củ khoai hoặc gói mỳ tôm, để kịp nghỉ ngơi chuẩn bị ngày mai đi làm. Chị Vũ Thị Trà My quê ở Nghệ An cho biết: “Thường một năm chúng tôi chỉ được tăng ca 2, 3 tháng cuối năm, nhưng năm nay vẫn chưa có hàng để làm. Hiện nay, cuộc sôngs của chúng tôi rất khó khăn, cái gì cũng phải tiết kiệm, bữa ăn cho 2 người cũng không quá 20.000 đồng…”.

Vài năm trước vào lúc cao điểm, cả thị trấn Trường Sơn nhộn nhịp, bởi trên 8.000 công nhân giày da làm việc tại 5 doanh nghiệp. Nhưng giờ đây, số công nhân chỉ còn non nửa. Mức lương bình quân chỉ 1 triệu đến 1.200.000 đồng 1 tháng, thấp hơn so với công nhân những ngành khác. Trong khi đó giá cả sinh hoạt tăng cao, nên cuộc sống của họ không được cải thiện mà còn khó khăn hơn trước.

Công ty TNHH Mai Hương, ở xã Hồng Thái, huyện An Dương trước đây có trên 1100 công nhân, thì nay chỉ còn khoảng 600, với mức thu nhập bình quân 1,3 triệu đồng/ người/ tháng. Phân xưởng in và phân xưởng may, trước kia nhộn nhịp là thế, thì nay mấy chục chiếc máy may không người điều khiển, phủ nilông đầy bụi. Hai dây chuyền sản xuất giày da thành phẩm, thì một dây chuyền nằm im vì thiếu việc. Chị Nguyễn Thị Bình, quản đốc phân xưởng may B, Công ty Mai Hương buồn bã: “Trước đây thu nhập của tôi ổn định 2 triệu đồng/tháng. Nhưng nay vẫn lao động như thế, mức lương thấp hơn, mà giá cả  tiêu dùng tăng, đời sống công nhân vất vả lắm...”.

Những tháng cuối năm thường là thời điểm các công ty nhận được nhiều đơn hàng, công nhân sẽ làm thêm giờ, thu nhập cao hơn. Nhưng hai năm nay, đơn hàng ít do khủng hoảng kinh tế và mặt hàng giày da lại bị áp thuế chống bán phá giá, nên cả doanh nghiệp và người lao động đều khó khăn. Công ty TNHH Châu Giang, tại quận Ngô Quyền mấy năm trước xuất khẩu từ 3 triệu đến 3,5 triệu đôi giày/ năm; nhưng hai năm trở lại đây chỉ xuất được 2 triệu đôi/ năm; mức lương công nhân từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, Công ty Châu Giang lắc đầu nói, tiền lương thấp, việc làm không ổn định, thì nói gì đến chuyện được công ty thưởng tiền để về quê ăn Tết.

Lao động vất vả từ 7 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm, thế nhưng bữa ăn trưa ngay tại bếp ăn của hàng trăm công nhân Công ty Châu Giang chỉ có 6.000 đồng một xuất. Thử kê thực đơn rồi mang số tiền đó ra chợ, trong lúc giá cả các loại thực phẩm cao như hiện nay, thì 6.000 đồng có đủ dinh dưỡng hay không?

Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hải phòng, 90% công nhân da giày ở thành phố là phụ nữ, xuất thân từ nông thôn. Trước khi mặt hàng giày da bị áp thuế chống bán phá giá, Hải Phòng có 53.000 lao động trong ngành giày da, nay chỉ còn dao động từ 30.000 đến 40.000 người, (tức là số người mất việc làm trên dưới 20.000 lao động).

Bộ Công thương cho biết, việc Hội đồng Châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam vào Liên minh châu Âu không chỉ khiến doanh nghiệp và người lao động Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ châu Âu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực; khiến đời sống của trên 650.000 lao động đa số là lao động nữ gặp rất nhiều khó khăn và tác động tiêu cực đến ngành giày của Việt Nam. Trong vòng hai năm từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2008 số lao động bị mất việc làm do tác động trực tiếp của vụ kiện chống bán phá giá lên tới con số hàng vạn người.

Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương khẳng định: “Với việc áp thuế thì giá bán giày sản xuất tại Việt Nam tăng lên, đơn hàng giảm, hàng không bán được. Việc áp thuế này rất vô lý và gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người lao động là tất yếu”.

Cũng theo thống kê của bộ Công Thương, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức sản xuất chủ yếu là gia công, nên không thể bán phá giá nhằm bóp méo cạnh tranh, tạo sức mạnh và đe doạ việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất ở châu Âu. Việc Hội đồng Châu Âu đưa ra lý do như vậy nhằm áp đặt mức thuế chống bán phá giá là điều hết sức phi lý đối với các doanh nghiệp giày da của Việt Nam./