Chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo ngại, nếu người lao động chỉ biết gia công, lắp ráp, NSLĐ thấp thì nguy cơ kể trên là hoàn toàn có thể xảy ra trong 5 - 10 năm tới.
Dệt may, da giày, điện - điện tử đang là những ngành thâm dụng lao động ở Việt Nam . Các DN đánh giá như thế nào về trình độ, kỹ năng của người lao động trong các ngành này, thưa ông?
- Hiện tại, lao động Việt Nam được đánh giá rất tốt trong các ngành sản xuất gia công, lắp ráp. Người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ. Nhưng để đưa các ngành sản xuất này “ngoi” lên phân khúc cao hơn của chuỗi giá trị thì chúng ta phải tham gia khâu thiết kế, phân phối, làm thương hiệu. Để đáp ứng được các yêu cầu cao này thì rõ ràng chúng ta chưa có nguồn lao động đáp ứng được.
Chúng ta không thể cứ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng không đáng kể. Mặt khác, chúng ta cũng không thể dừng được bởi sức ép từ cuộc các mạng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước. Trong 5 - 10 năm tới, chắc chắn công nghệ cao sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất dệt may, da giày, điện – điện tử. Chi phí tự động hóa bằng robot sẽ giảm đi, trong khi chi phí tiền lương lao động ngày càng tăng. Lợi thế của các nền kinh tế dựa trên lao động giá rẻ, kỹ năng thấp sẽ không còn nữa dưới tác động của cách mạng công nghệ cao. Cho nên, vấn đề của chúng ta là phải chuẩn bị hệ thống đào tạo mới đón đầu được xu thế mới.
Máy móc công nghệ cao, robot đang tham gia ngày càng mạnh mẽ vào các ngành sản xuất. Vậy, chúng ta phải làm gì, DN phải làm gì, người lao động và các trường đào tạo phải làm gì?
- Các DN phải đón bắt xu thế mới, những ngành nghề mới là lợi thế của Việt Nam . Và nền tảng cho việc này là chúng ta phải có đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn, không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tương tác, nghề nghiệp tốt hơn để đón bắt việc chuyển dịch nghề nghiệp từ lĩnh vực gia công, lắp ráp sang những ngành có giá trị cao hơn.
Ở đây cần trách nhiệm, sự tương tác của 3 trụ cột: Nhà nước – người sử dụng lao động là DN – các cơ sở dạy, đào tạo nghề. Cụ thể, Chính phủ phải tạo ra môi trường, chính sách phát triển thị trường lao động, xóa bỏ rào cản cho thị trường, có chính sách hỗ trợ cho đào tạo nghề. Hai là bản thân người sử dụng lao động phải là chủ thể trong vấn đề này, phải dự báo được nhu cầu của thị trường lao động, triển vọng ngành nghề trong tương lai để tập trung đầu tư, đặt hàng cơ sở dạy nghề, trực tiếp đầu tư vào cơ sở dạy nghề, tham gia vào quá trình biên soạn tài liệu, thẩm định đánh giá chất lượng đào tạo để rút ngắn khoảng cách trường – xưởng. Tương lai các cơ sở dạy nghề phải chuyển giao cho xã hội, phải xã hội hóa các trường dạy nghề, các trường phải gắn với người sử dụng lao động để tranh thủ vốn và trí tuệ….
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu dệt may, da giày chính của DN Việt Nam . Việc Mỹ không tham gia TPP sẽ ảnh hưởng ra sao tới các DN và người lao động trong nước?
- Chúng ta có Hiệp định thương mại Việt Nam - EU. Với hiệp định này, các DN có cơ hội xuất khẩu sang các nước EU. Ngoài ra còn các hiệp định khác đang hoặc chưa tận dụng hết, đấy là các dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam .
Riêng TPP, hiện chưa rõ diễn biến nhưng rõ ràng là có cản trở tới sự phát triển của một số DN Việt Nam . Trước hết là có một số dự án vào Việt Nam để đón đầu TPP, đã đầu tư rồi nhưng hiện đang bị giãn tiến độ để chờ đợi. Mặc dù vậy, xu thế tự do hóa mậu dịch là phổ biến trong thời gian tới nên tôi hy vọng, dù TPP không được thông qua thì cũng có hiệp định thương mại khác được thông qua và TPP sẽ được quay trở lại với một hình thức khác, Mỹ vẫn sẽ tham gia các hiệp định, có thể là TPP hoặc TPP được điều chỉnh.
Những DN đã và đang làm ăn với Mỹ thì không chịu ảnh hưởng vì không có TPP, họ vẫn xuất khẩu sang Mỹ. Có khác là nếu có TPP thì thuế suất sẽ thấp hơn nhiều so với bình quân hiện nay là 18%. Tóm lại là không có TPP thì DN sẽ không có những thuận lợi mới, chứ không có nghĩa cánh cửa xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị đóng sập lại với các DN.
Xin cảm ơn ông!
Theo báo cáo của ILO, nếu như năm 1990, năng suất của mỗi lao động Việt Nam chỉ khoảng 2.800 USD/người, thì đến nay đã tăng lên hơn 8.000 USD/người/năm, tăng gấp 3 lần sau hơn 20 năm. Trong khi những ngành công nghiệp có NSLĐ cao gồm: Năng lượng, thép, hóa chất (dao động từ 450 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/người/năm) thì nhóm ngành có NSLĐ thấp là dệt may, da giầy. Tuy nhiên, năng suất ở Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực, khi Singapore gấp 14,5 lần, Nhật Bản gấp 10,8 lần, Malaysia gấp 7,3 lần và Thái Lan gấp 2,9 lần. Để giải quyết số lao động dôi dư (theo dự báo) trong ngành dệt may, giày da dưới áp lực của khoa học công nghệ, việc phát triển mạnh mẽ các DN tư nhân, nhất là DN vừa và nhỏ là rất quan trọng; đặc biệt trong cách ngành kinh tế khác như nông nghiệp gắn với công nghệ cao, dịch vụ, du lịch… - những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế. Từ đó có thể thu hút được một phần lao động dôi dư trong quá trình tái cấu trúc ngành dệt may, giày da hay điện tử”. Phó Giám đốc ILO khu vực châu Á – Thái Bình Dương David Lamotte Có 5 yếu tố quyết định đến việc tăng NSLĐ của Việt Ông Kuroda Kazuteru Chuyên gia về NSLĐ - Trung tâm Năng suất Nhật Bản |