KTĐT - Bộ Giao thông - Vận tải đang xây dựng Đề án thành lập Cục Quản lý đường cao tốc, với chức năng chính sẽ là đầu mối thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án đường bộ cao tốc.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ thay mặt Bộ Giao thông - Vận tải giám sát và thực thi việc thiết kế và xây dựng, thể chế hóa việc thu phí, khai thác bảo trì đường cao tốc qua các hợp đồng; thực hiện quyền giám sát nhà nước liên quan đến đường cao tốc trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây dựng, khai thác và bảo trì.
Cục Quản lý đường cao tốc dự kiến được điều hành bởi Ban lãnh đạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải bổ nhiệm.
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, cả nước mới có 3 doanh nghiệp được thành lập để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cao tốc gồm Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC); Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC).
Theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến, với tổng chiều dài 5.873 km.
Cụ thể, theo quy hoạch này, tuyến cao tốc Bắc-Nam có tổng chiều dài khoảng 3.262 km, gồm tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài khoảng 1.941 km và tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây dài khoảng 1.321 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối với Hà Nội, có tổng chiều dài 1.099 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264 km (Hồng Lĩnh - Hương Sơn dài 34 km, Cam Lộ - Lao Bảo dài 70 km, Quy Nhơn - Pleiku dài 160 km).
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, với tổng chiều dài 984 km. Ngoài ra còn có hệ thống đường vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và TP.HCM với tổng chiều dài khoảng 264 km.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ thay mặt Bộ Giao thông - Vận tải giám sát và thực thi việc thiết kế và xây dựng, thể chế hóa việc thu phí, khai thác bảo trì đường cao tốc qua các hợp đồng; thực hiện quyền giám sát nhà nước liên quan đến đường cao tốc trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây dựng, khai thác và bảo trì.
Cục Quản lý đường cao tốc dự kiến được điều hành bởi Ban lãnh đạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải bổ nhiệm.
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, cả nước mới có 3 doanh nghiệp được thành lập để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cao tốc gồm Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC); Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC).
Theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, vừa được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến, với tổng chiều dài 5.873 km.
Cụ thể, theo quy hoạch này, tuyến cao tốc Bắc-Nam có tổng chiều dài khoảng 3.262 km, gồm tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông dài khoảng 1.941 km và tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây dài khoảng 1.321 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 7 tuyến hướng tâm kết nối với Hà Nội, có tổng chiều dài 1.099 km.
Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264 km (Hồng Lĩnh - Hương Sơn dài 34 km, Cam Lộ - Lao Bảo dài 70 km, Quy Nhơn - Pleiku dài 160 km).
Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, với tổng chiều dài 984 km. Ngoài ra còn có hệ thống đường vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và TP.HCM với tổng chiều dài khoảng 264 km.