Hiệu quả rõ rệt
Đây là năm thứ 5 HND Hà Nội và HND các tỉnh, TP triển khai chương trình phối hợp với mục tiêu chính là liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Theo ông Trịnh Thế Khiết – Chủ tịch HND TP Hà Nội, với lợi thế trên 10 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc là và nơi tập trung các cơ quan T.Ư, tổ chức quốc tế, diễn ra nhiều sự kiện quốc gia, quốc tế nên Hà Nội là thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Tuy nhiên, sản xuất tại chỗ của TP chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nên hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản với các tỉnh là yêu cầu cấp thiết.Là địa phương tiếp giáp với Hà Nội, tỉnh Hưng Yên có nhiều thuận lợi để đưa các mặt hàng nông sản vào thị trường Thủ đô. Trong đó một số sản phẩm có thương hiệu từ lâu được người tiêu dùng ưa chuộng như: Nhãn lồng Khoái Châu, cam. Hiện, trung bình mỗi năm Hưng Yên cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 20.000 tấn nhãn, 10.000 tấn cam cùng nhiều sản phẩm thịt gia cầm, thủy sản, chuối, tinh bột nghệ... Còn tỉnh Bắc Ninh đang là đầu mối cung cấp sản phẩm rau, củ, quả cho 20 trường học tại 2 huyện Gia Lâm và Đông Anh của Hà Nội.Thời gian qua, HND TP Hà Nội đã tích cực tuyên truyền, quảng bá nhiều sản phẩm đặc sản của các tỉnh tại thị trường Thủ đô. Cùng với đó, HND các tỉnh, TP cũng giới thiệu nhiều cơ sở cung cấp nông sản an toàn có chứng nhận chất lượng, nhãn mác hàng hóa, tem nhận diện trực tiếp đưa vào tiêu thụ tại các điểm bán hàng, siêu thị tại Hà Nội. Tiêu biểu như HND tỉnh Phú Thọ kết nối cho một hợp tác xã chăn nuôi gà ký hợp đồng với 2 DN ở Hà Nội cung cấp 3.000 con gà/ngày cho hệ thống siêu thị Big C, Metro.Siết chặt kiểm soát ATTPVới tinh thần "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội", Hà Nội và các tỉnh đã và đang đẩy mạnh mở rộng liên kết vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm tạo cơ hội cho nông dân quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng đầu ra cho nông sản. Đặc biệt, Hà Nội và các tỉnh đều chú trọng việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.Tuy nhiên, để hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh, TP cần kiểm soát tốt chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản cũng như chất lượng vệ sinh ATTP đầu vào của nông sản để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân. Mặt khác, với vai trò là đầu tàu, Hà Nội cần tăng cường kết nối với hệ thống bán lẻ, kênh siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn để tiêu thụ nông sản ổn định, lâu dài cho các tỉnh, TP. Đây cũng là giải pháp để nông dân hiểu rõ sự cấp thiết phải thay đổi tư duy sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo ATTP mới có thể tiếp cận với thị trường Thủ đô.
Trong thời gian tới, HND TP Hà Nội và HND các tỉnh, thành cần tiếp tục đẩy mạnh phối hợp trên tất cả các lĩnh vực: Giao thương, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, cần phối hợp hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, tránh thực trạng sản xuất ồ ạt một loại nông sản dẫn tới hệ lụy giải cứu dưa hấu, củ cải, thịt lợn như thời gian qua.Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu |