Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lo vấn nạn thuê bao di động ảo

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu tháng 10, cả nước có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, đạt mật độ 132,5 máy trên 100 dân. Trong đó, thuê bao di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao.

KTĐT - Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu tháng 10, cả nước có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, đạt mật độ 132,5 máy trên 100 dân. Trong đó, thuê bao di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao.

Thuê bao di động ảo bùng phát đang ngốn kho tài nguyên số đến cạn kiệt. Một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa tần số vô tuyến điện vào nhóm tài nguyên quốc gia, đánh thuế cao để chống lãng phí.

Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế Tài nguyên sáng 21/10, ông Nguyễn Việt Dũng - Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn TP HCM kiêm phó giám đốc Bưu điện TP HCM cho rằng thị trường viễn thông đang phát triển với tốc độ nóng. Thuê bao di động phát triển ồ ạt, nhưng trong số này có tới một nửa bị xếp vào diện ảo, không phát sinh cước.

Để xảy ra hiện tượng này theo ông Dũng là do việc quản lý kho số khá lỏng lẻo. Do không tốn nhiều chi phí nên các doanh nghiệp thi nhau xin cấp đầu số để phát triển thuê bao. "Tôi cho rằng đã đến lúc đưa tần số, kho số vào diện tài nguyên quốc gia để bán đấu giá, hoặc đánh thuế cao để đóng góp cho ngân sách quốc gia", ông Dũng đề xuất.

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu tháng 10, cả nước có 113,5 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, đạt mật độ 132,5 máy trên 100 dân. Trong đó, thuê bao di động chiếm 86,95% với gần 100 triệu thuê bao.

Tuy nhiên, trong số 100 triệu thuê bao di động theo công bố của các mạng thì chỉ có một nửa đang hoạt động và phát sinh cước. Số còn lại khoảng 50 triệu thuê bao nằm trong danh sách "chết" không phát sinh cuộc gọi, đang lưu trên hệ thống và chờ ngày xóa số.
 
Tiến sĩ Trần Du Lịch nhìn nhận thị trường viễn thông VN phát triển nóng nhưng chưa hội tụ các yếu tố bền vững, thuê bao điện thoại phát triển nhưng không thực chất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do việc cấp phát kho số chưa được chặt chẽ. "Băng tần, kho số cần đưa vào cơ chế đấu thầu để bán đấu giá", ông Lịch nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng các quy định về băng tần, kho số cần được bổ sung vào Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện thay vì đưa vào dự án Luật thuế tài nguyên.

Sáng 21/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tài nguyên. Thừa nhận việc ban hành luật là cần thiết song các đại biểu đều cho rằng cần phân loại rõ các nhóm tài nguyên khuyến khích khai thác và không khuyến khích để đánh thuế. Biên độ thuế cần thu hẹp thay vì mức đề xuất 5-30% như hiện nay để tránh ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. "Nếu khung quá lớn, biên độ kéo dài thì mỗi địa phương áp dụng một mức thuế, sẽ loạn mất", đại biểu Danh Út - Đoàn Kiên Giang nói.