Theo đó, phương án thứ nhất là giữ nguyên 2 trạm thu giá tại đặt trên QL3 cũ và trên QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới theo hợp đồng đã ký kết. Đồng thời cho phép nhà đầu tư tổ chức thu giá hoàn vốn trên cơ sở mức giá đã được Bộ Tài chính ban hành và thực hiện phương án miễn, giảm giá cho các chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú tại khu vực lân cận trạm thu giá đã được địa phương và nhà đầu tư thống nhất.
Phương án thứ hai là Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương liên quan quyết định số lượng trạm thu giá, vị trí đặt trạm, mức giá. Trong trường hợp phương án tài chính của dự án không khả thi, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ bằng ngân sách. “Theo tính toán sơ bộ của nhà đầu tư, nếu dự án chỉ đặt một trạm thu giá trên tuyến QL3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn, Ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ cho dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng mới đảm bảo phương án tài chính khả thi.
Phương án thứ ba là đề nghị Nhà nước mua lại toàn bộ dự án. Khi đó, số tiền Nhà nước phải bỏ ra để mua lại dự án từ nhà đầu tư khoảng gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó bao gồm giá trị tổng mức đầu tư dự án sau khi quyết toán, lãi vay ngân hàng và phần lãi đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới kết hợp nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100 với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là hơn 2.700 tỷ đồng. Dự án được đưa vào khai thác từ tháng 5/2017. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 7 tháng kể từ khi đưa vào khai thác, dự án này vẫn chưa được tiến hành thu giá sử dụng dịch vụ để hoàn vốn.Chủ đầu tư dự án lo ngại, nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ lâm vào tình trạng vỡ nợ khi dự án chưa có nguồn thu, trong khi vẫn phải duy trì hoạt động bộ máy, chi phí vận hành, bảo trì tuyến đường.Trước đó, ngày 23/11, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản 5317 đề nghị Bộ GTVT dỡ bỏ một trạm thu giá đặt trên QL3 cũ (Km77+922, QL3 cũ) và cho phép nhà đầu tư thực hiện mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đặt trạm thu giá trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và đường Thái Nguyên - Chợ Mới.