Chị Trần Thị Minh Anh trú tại Hoàng Mai, Hà Nội kể cách đây 3 năm, chị mua ít rau cải xanh ở chợ về nấu canh. Sau đó chị Anh lấy rau này nấu cháo cho con thì 2 tiếng sau bé bị đau bụng, tiêu chảy phải vào bệnh viện Việt Pháp cấp cứu, còn nồi canh để nguội hơi sặc mùi thuốc trừ sâu. Quá lo sợ, chị Anh nói không với rau cải.
Ảnh minh họa.
|
Bản thân người nhà chị Anh cũng từng bị ngộ độc với quả đậu đũa sau khi xào ăn cả nhà đau bụng. Bác sĩ nghi ngờ quả đậu đũa còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Chị Nguyễn Thị Hạnh nhân viên khuyến nông của một xã ven đô huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết gần 5 năm gắn bó với bà con nông dân vùng ven đô, chị thấy hầu như nông dân bao giờ cũng phải sử dụng 1 - 2 loại thuốc trừ sâu để bảo vệ rau xanh. Điều quan trọng là họ dùng như thế nào, đúng thời gian sử dụng hay không. Trung bình, một luống rau muống để mọc tự nhiên phải 1 tháng mới được thu hoạch người dân có thể bón thêm u rê là rau phát triển và phun thêm thuốc trừ sâu. Các loại thuốc trừ sâu này sẽ phân hủy trong môi trường, không tồn đọng lại trên rau theo khuyến cáo của nhà sản xuất từ 1 tuần đến 10 ngày. Rau chỉ độc khi người nông dân phun rau hôm trước, hôm sau mang rau ra chợ bán. Rau cải là loại rau bị "tắm" nhiều thuốc trừ sâu nhất. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy. Loại nữa là quả đậu đũa. Loại quả này hay bị sâu đục quả nên người trồng phải phun thường xuyên mới cho thu hoạch được. Nhưng loại quả này rất nhanh già. Đó là mâu thuẫn của việc trồng rau khiến người trồng rau đôi khi phải bán non khi còn dư thuốc bảo vệ thực vật. Nói về rau nhiễm hóa chất, PGS Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học tự nhiên Hà Nội cho biết rau xanh, các loại củ quả bị phun hóa chất rất nhiều. Hiện nay, có hai loại hóa chất để người dân sử dụng diệt trừ sâu. Đó là loại hóa chất phun trên bề mặt của rau, củ để diệt con sâu đang sống trên lá rau hoặc quả; Loại thuốc thứ 2 là loại thuốc ngấm vào trong lá rau. Con sâu ăn phải lá rau này sẽ chết và người ăn phải lá rau này sẽ ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc trường diễn. PGS Côn cho biết các loại hóa chất này đều có thời gian phân hủy, bán phân hủy. Nếu người nông dân sử dụng các loại theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất thì rau sẽ không ngậm hóa chất nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, theo PGS Thịnh, đại đa người ta gian lận thương mại rau vừa phun đã hái đem bán cho người sử dụng. Cách loại bỏ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, PGS Côn cho biết nên ngâm trong nước sạch, không được cho muối vì theo tính chất hóa học muối vào khiến các chất vô cơ lâu tan hơn trong nước. Các loại rau có lá không thể rửa bằng xà phòng thì có thể rửa dưới vòi nước sạch để rửa trôi rau. Còn với các loại củ quả, người tiêu dùng có thể rửa bằng xà phòng chuyên dụng cho rửa hoa quả vì xà phòng tẩy rửa hóa chất tồn dư rất tốt. Các loại quả dưa chuột, quả táo, quả lê đều rửa được. Sau khi rửa sạch bằng xà phòng, người dùng rửa lại thêm bằng nước bình thường để hết mùi xà phòng còn đọng trên hoa quả.
Chị Nguyễn Thị Hạnh nhân viên khuyến nông của một xã ven đô huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết gần 5 năm gắn bó với bà con nông dân vùng ven đô, chị thấy hầu như nông dân bao giờ cũng phải sử dụng 1 - 2 loại thuốc trừ sâu để bảo vệ rau xanh. Điều quan trọng là họ dùng như thế nào, đúng thời gian sử dụng hay không. Trung bình, một luống rau muống để mọc tự nhiên phải 1 tháng mới được thu hoạch người dân có thể bón thêm u rê là rau phát triển và phun thêm thuốc trừ sâu. Các loại thuốc trừ sâu này sẽ phân hủy trong môi trường, không tồn đọng lại trên rau theo khuyến cáo của nhà sản xuất từ 1 tuần đến 10 ngày. Rau chỉ độc khi người nông dân phun rau hôm trước, hôm sau mang rau ra chợ bán. Rau cải là loại rau bị "tắm" nhiều thuốc trừ sâu nhất. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy. Loại nữa là quả đậu đũa. Loại quả này hay bị sâu đục quả nên người trồng phải phun thường xuyên mới cho thu hoạch được. Nhưng loại quả này rất nhanh già. Đó là mâu thuẫn của việc trồng rau khiến người trồng rau đôi khi phải bán non khi còn dư thuốc bảo vệ thực vật. Nói về rau nhiễm hóa chất, PGS Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học tự nhiên Hà Nội cho biết rau xanh, các loại củ quả bị phun hóa chất rất nhiều. Hiện nay, có hai loại hóa chất để người dân sử dụng diệt trừ sâu. Đó là loại hóa chất phun trên bề mặt của rau, củ để diệt con sâu đang sống trên lá rau hoặc quả; Loại thuốc thứ 2 là loại thuốc ngấm vào trong lá rau. Con sâu ăn phải lá rau này sẽ chết và người ăn phải lá rau này sẽ ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc trường diễn. PGS Côn cho biết các loại hóa chất này đều có thời gian phân hủy, bán phân hủy. Nếu người nông dân sử dụng các loại theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất thì rau sẽ không ngậm hóa chất nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, theo PGS Thịnh, đại đa người ta gian lận thương mại rau vừa phun đã hái đem bán cho người sử dụng. Cách loại bỏ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, PGS Côn cho biết nên ngâm trong nước sạch, không được cho muối vì theo tính chất hóa học muối vào khiến các chất vô cơ lâu tan hơn trong nước. Các loại rau có lá không thể rửa bằng xà phòng thì có thể rửa dưới vòi nước sạch để rửa trôi rau. Còn với các loại củ quả, người tiêu dùng có thể rửa bằng xà phòng chuyên dụng cho rửa hoa quả vì xà phòng tẩy rửa hóa chất tồn dư rất tốt. Các loại quả dưa chuột, quả táo, quả lê đều rửa được. Sau khi rửa sạch bằng xà phòng, người dùng rửa lại thêm bằng nước bình thường để hết mùi xà phòng còn đọng trên hoa quả.