Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lợi ích kinh tế từ thách thức

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sự “bùng nổ” về kinh tế trong thời gian qua tại châu Á - Thái Bình Dương đã kéo theo nhiều thách thức về vấn đề dân số, an sinh xã hội, khoảng cách giàu nghèo.

Điều này yêu cầu các lãnh đạo khu vực phải nỗ lực để vượt qua, nhưng cũng đem đến cho các ngân hàng nhiều thương vụ khi các quốc gia cần các khoản tài chính để giải quyết một số vấn đề mặt trái trong tiến trình phát triển.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có tới 17 “siêu đô thị” trên thế giới, tương ứng với dân số trên 10 triệu người. Dự báo, năm 2040, thêm 1 tỷ người sẽ gia nhập vào lực lượng dân số tại các đô thị, và đến năm 2050, sẽ là 3,2 tỷ người. việc dân số tăng đột biến đòi hỏi các cơ quan chức năng phải cung cấp một khối lượng việc làm “khổng lồ” tương ứng để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số cũng đặt ra những bài toán về việc phải bổ sung hạ tầng giao thông và giải quyết vấn đề nhà ở.

Trước những thách thức này, bà Shamshad Akhtar - Thư ký điều hành của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) khuyến cáo, khả năng tài chính trong ngân sách địa phương và đầu tư có thể là giải pháp để giúp giải quyết các thách thức.

Các chuyên gia dự đoán, thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là một trong những thị trường “mới nổi” cần nhiều nguồn vốn hơn nhằm phục vụ các công trình cải thiện hạ tầng giao thông, nhà ở cho người dân. Đồng thời, lãnh đạo các đô thị cũng cần thêm nhiều dự án đầu tư nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ, đảm bảo an sinh xã hội ở mức tối thiểu cho mọi cộng đồng dân cư.

Trong bối cảnh Ngân hàng Thế giới (WB) phải phân bổ nguồn lực đến nhiều thị trường cùng lúc, trong đó có các quốc gia châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ là mảnh đất “màu mỡ” cho ngân hàng Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) phát triển. Những thành viên sáng lập AIIB cũng xác định, lục địa châu Á kể cả những nước ở vùng sâu vùng xa sẽ thuộc phạm vi dịch vụ của ngân hàng này.