Trước hết, về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Sĩ Cương và Nguyễn Tạo về xung quanh môi trường mạng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội, cũng như những hành vi tung tin giả, tán phát tài liệu xấu, độc, nhiều phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí vi phạm pháp luật như nói xấu bất hợp pháp, kích động thù hằn, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân và tổ chức, vừa qua Bộ đã xử lý. Như chúng ta biết, thế giới ngày nay đang dịch chuyển theo hướng xã hội thông tin. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, tiến trình này đã luôn đặt ra những thách thức mới cho cơ quan quản lý nói chung.
Mạng xã hội giúp cho người dùng giao du và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, không phân biệt không gian thời gian cũng như cho phép cư dân mạng chia sẻ một cách nhanh chóng thông tin. Và chính vì những đặc tính siêu việt đó, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong thông tin. Và có nước cho rằng mạng xã hội đã trở thành quyền lực đối với xã hội. Chúng ta không biết vài chục năm nữa công nghệ thông tin sẽ phát triển đến mức độ nào. Nhưng chắc chắn rằng trong tương lai, công cụ như mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh ưu thế thông tin. Môi trường mạng là khái niệm khá rộng. Ở đây về chuyên môn, tôi xin chia thành hai loại, thứ nhất là các báo điện tử và mạng xã hội trong nước được cấp phép và hoạt động theo luật báo chí cùng các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Thứ hai là các mạng xã hội từ nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, Youtube, Twitter. Và số người dùng mạng xã hội Việt Nam thuộc hàng cao trên thế giới, riêng đối với Facebook, hiện nay nước ta có trên 45 triệu người có tài khoản. Đối với Youtube, Việt Nam nằm trong 10 nước có lượng người sử dụng cao nhất thế giới. Mạng xã hội là nơi để giao lưu, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, kể cả hoạt động sáng tạo rồi tiêu dùng, mua bán trên mạng xã hội, văn hóa... Cho nên mạng xã hội nhìn chung là sân chơi vô cùng hữu ích và làm thay đổi tận gốc cung cách truyền thông và giáo dục học tập truyền thống. Và chúng ta đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa cho nên sự phát triển, thu hút của mạng xã hội là xu thế tất yếu. Chúng ta không những không cần thiết phải hạn chế mà còn chủ động tận dụng phục vụ cho cuộc sống của người dân và sự phát triển đất nước. Tuy nhiên ở đây có vấn đề là mạng xã hội như một con đường, trên con đường đó có người tốt và kẻ xấu. Người tốt sử dụng mạng xã hội để đem điều tốt đến cho cộng đồng, cho xã hội, còn người xấu dùng mạng xã hội để làm điều ác. Và trên mạng xã hội, tin tức lan truyền với tốc độ chóng mặt và không chỉ những người sử dụng mạng xã hội tiếp cận thông tin mà thông tin nhanh chóng đó sẽ lan truyền tới các công sở, trên các đường phố, ngay cả trong các khu chợ búa, khu dân cư và mọi ngõ ngách của xã hội.
Vì vậy tin tốt thì sẽ tạo hiệu ứng vô cùng tích cực nhưng tin xấu thì gây hậu quả khôn lường cho xã hội. Hiện nay, nhiều thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang tận dụng dụng triệt để mạng xã hội tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, thông tin sai sự, hoặc thông tin thật giả lẫn lộn để gây hoang mang cho người dân, gây bất an cho xã hội. Ngoài ra, mạng xã hội còn biến thành chợ búa được kẻ xấu, kẻ bất lương, kém phẩm chất sử dụng để bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, chửi bới lẫn nhau trên mạng xã hội.
Khi ta vào mạng xã hội ta thấy rất nhiều kiểu khác nhau. Và đến nay, nhiều nước trên thế giới cũng rất đau đầu với những kẻ xấu trên mạng xã hội. Ở Việt Nam, tình trạng này cũng khá phổ biến do ý thức của một bộ phận dân cư mạng, nhận thức pháp luật của một bộ phận dân cư mạng còn kém cùng một số yếu tố khác nên đã đẩy xã hội bị phơi nhiễm ngày càng mạnh bởi mạng xã hội đầy rẫy những tin tức khiêu dâm, bạo lực, bỏng mắt, đắng lòng, tung tin thất thiệt, nói xấu người này, người khác. Và đây chính là vấn đề nghiêm trọng nhất của mạng xã hội hiện nay. Nội dung thông tin trên mạng xã hội hiện nay được cung cấp bởi hai nguồn, một là nguồn từ các cơ quan báo chí chính thống gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và nguồn thứ hai từ truyền thông xã hội, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do các tổ chức, cá nhân không phải cơ quan báo chí đăng tải. Với hai nguồn thông tin như trên thì nó tác động đến từng nguồn đối với xã hội cũng khác nhau. Việc thông tin trên mạng thời gian qua cũng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận xã hội như tung tin giả, phát tán tin xấu độc, phát ngôn bình luận thiếu chuẩn mực, nói xấu... Các thông tin ấy chủ yếu xuất phát từ nguồn truyền thông xã hội và đặc biệt là mạng xã hội do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam.
Qua theo dõi, Bộ TT&TT nhận thấy, một là đối với các trang do cá nhân, tổ chức trong nước nắm, đặt biệt là các trang đã được cấp phép hoạt động thì phần lớn đều tuân thủ những quy định hiện hành, một số ít trường hợp để xảy ra sai phạm, nội dung sai phạm chủ yếu là cho phép các thành viên chia sẻ, trao đổi nôi dung thông tin vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục, phản cảm, thông tin sai sự thật.
Thứ hai là đối với các trang mạng xã hội ở nước ngoài vào Việt Nam, các trang này đang được người sử dụng Việt Nam lưa chọn. Trong số 45 triệu người sử dụng thì Việt Nam là 1 trong top 10 nước có lượng người sử dụng Youtube cao nhất trên thế giới. Điều đó cho thấy, thông tin trên trang mạng xã hội của nước ngoài ngày càng có tác động lớn đến người sử dụng ở Việt Nam. Trong khi đó, những thông tin tiêu cực như thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, kích động bạo lực... chủ yếu tồn tại trên mạng nước ngoài và người sử dụng nghĩ rằng đây là môi trường ảo từ nước ngoài nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm và chính vì việc đó gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân. Trước đây, các trang mạng xã hội nước ngoài như google, facebook khó kiểm soát nhưng gần đây chúng ta đã phải điều chỉnh các trang mạng từ nước ngoài theo quy định luật pháp của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là chúng ta có đủ luật pháp để điều chỉnh hành vi của người sử dụng tại Việt Nam nhưng "con đường" mạng xã hội lại được điều chỉnh chủ yếu vẫn từ nước ngoài cung cấp thông tin vào Việt Nam không kiểm soát được.