KTĐT - Giải pháp ngay tức thì mỗi khi dính bụi mà bạn không có điều kiện là ủi, bạn có thể dùng một miếng băng dính bản to, dính lên phần bị bụi bám nhiều, những bụi, sợi bông vải sẽ bám vào miếng băng dính đó.
Những ngày đông lạnh, lúc nào bạn cũng muốn mặc một chiếc áo ấm như áo khoác, áo choàng bằng chất liệu len, dạ, hoặc lông vũ. Mặc thì ấm, nhưng giặt thì thật là bất tiện, làm thế nào để bạn luôn được diện những chiếc áo ấm mà lại luôn sạch sẽ?
Chú ý khi mặc áo khoác dày
Đối với các chất liệu như len, dạ, nỉ, lại dễ bắt bụi, cách tốt nhất, khi đi đường bạn nên khoác ra ngoài một một chiếc áo gió mỏng để tránh bị bắt bụi vì giặt một chiếc áo gió sẽ đơn giản hơn nhiều giặt một chiếc áo dạ. Đối với những chiếc áo sáng màu, phần gấu tay, cổ áo dễ bị bắt bẩn, đặc biệt đối với các bạn gái dùng mỹ phẩm thì bụi phấn dễ bị quệt vào phần cổ áo trông sẽ rất nhem nhuốc dù bạn mới mặc áo chỉ một lần. Chính vì vậy khi mặc những loại áo này, bạn nên mặc ngoài một chiếc áo cao cổ, hoặc có cổ đứng ở bên trong để làm sao phần cổ của áo khoác không trực tiếp chạm vào da của bạn.
Những ngày đông lạnh, lúc nào bạn cũng muốn mặc một chiếc áo ấm như áo khoác, áo choàng bằng chất liệu len, dạ, hoặc lông vũ. Mặc thì ấm, nhưng giặt thì thật là bất tiện, làm thế nào để bạn luôn được diện những chiếc áo ấm mà lại luôn sạch sẽ?
Chú ý khi mặc áo khoác dày
Đối với các chất liệu như len, dạ, nỉ, lại dễ bắt bụi, cách tốt nhất, khi đi đường bạn nên khoác ra ngoài một một chiếc áo gió mỏng để tránh bị bắt bụi vì giặt một chiếc áo gió sẽ đơn giản hơn nhiều giặt một chiếc áo dạ. Đối với những chiếc áo sáng màu, phần gấu tay, cổ áo dễ bị bắt bẩn, đặc biệt đối với các bạn gái dùng mỹ phẩm thì bụi phấn dễ bị quệt vào phần cổ áo trông sẽ rất nhem nhuốc dù bạn mới mặc áo chỉ một lần. Chính vì vậy khi mặc những loại áo này, bạn nên mặc ngoài một chiếc áo cao cổ, hoặc có cổ đứng ở bên trong để làm sao phần cổ của áo khoác không trực tiếp chạm vào da của bạn.
Tương tự ở gấu tay cũng vậy, bạn nên mặc một chiếc áo trong có tay dài chờm ra ngoài chiếc áo khoác một chút thì áo sẽ giữ sạch được lâu hơn. Bạn cũng có thể quàng một chiếc khăn phía trong áo khoác để hạn chế dính bẩn. Còn nếu chẳng may bị dính một chút bẩn trên áo, thì bạn cũng đừng nên giặt áo ngay sau một lần mặc mà hãy tham khảo những cách sau.
Tẩy khô áo khoác dạ
Khi chẳng may bị dính vết bẩn trên áo dạ, nỉ, bạn hãy dùng một chút xăng quết nhẹ lên chỗ bị bẩn, sau đó, dùng một miếng vải dày đã thấm dung dịch hòa nước và xăng, bạn hãy đặt miếng vải dày đó lên phần bị bẩn và dùng bàn là để nhiệt độ vừa phải ủi đi ủi lại. Việc là nóng sẽ tạo hơi nước và vết bẩn sẽ bị xăng tẩy sạch và theo hơi nước biến mất. Đối với những chiếc áo bị bám bụi cũng vậy, bạn hãy đập sạch bụi, rồi dùng khăn ẩm đặt lên áo và là, sau đó lại giặt khăn và là tiếp, làm vài lần, những chiếc áo dính bụi cũng sẽ sạch hơn. Còn giải pháp ngay tức thì mỗi khi dính bụi mà bạn không có điều kiện là ủi, bạn có thể dùng một miếng băng dính bản to, dính lên phần bị bụi bám nhiều, những bụi, sợi bông vải sẽ bám vào miếng băng dính đó.
Giặt áo lông vũ
Bạn không nên cho chiếc áo lông vũ vào máy giặt vì nếu bạn phơi trong thời tiết ẩm ướt, áo sẽ không khô và có mùi khai. Hơn nữa nếu giặt nhiều lần thì những sợi lông sẽ tơi nhỏ và chọc xiên ra ngoài vải áo trông rất cũ. Nếu áo có dính một chút bẩn thì bạn nên dùng cách tẩy xăng và là ủi tạm thời tại chỗ bẩn đó, như đã nói ở trên. Còn nếu chiếc áo bị bẩn nhiều thì tốt nhất là bạn nên giặt bằng phương pháp giặt khô.