Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mở “chợ việc làm” cho lao động mất đất sản xuất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sáng 16/4, Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn mở phiên “chợ việc làm” và tư vấn nghề cho lao động nông thôn, lao động di dời, giải tỏa mất đất sản xuất...

KTĐT - Sáng 16/4, Sở LĐ-TB-XH TP Đà Nẵng phối hợp với UBND quận Ngũ Hành Sơn mở phiên “chợ việc làm” và tư vấn nghề cho lao động nông thôn, lao động di dời, giải tỏa mất đất sản xuất...

Quận Ngũ Hành Sơn là địa phương chịu áp lực lớn về chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp do có hơn 2.000ha đất bị thu hồi, gần 5.000 hộ dân phải di dời, giải tỏa để phục vụ các dự án.

Ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho biết: Phiên giao dịch việc làm lần này có trên 10 cơ sở dạy nghề tham gia tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Ngoài ra còn có 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 4.600 lao động, trong đó có trên 2.500 lao động phổ thông, còn lại là lao động đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật làm việc tại khác KCN như Hòa Cầm, An Đồn...

Từ đầu năm đến nay, đây là lần đầu tiên chợ việc làm được tổ chức để cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiêp tại các KCN trên địa bàn. Tuy nhiên, quận Ngũ Hành Sơn được tham gia tổ chức để tạo điều kiện cho lao động mất đất sản xuất trên địa bàn tiếp cận nhanh hơn với công tác dạy nghề và tìm kiếm việc làm.

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng Nguyễn Văn An, qua một năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở đã ký hợp đồng với kinh phí 3 tỉ đồng đặt hàng cho 16 cơ sở dạy nghề cho hơn 3.800 lao động. Trong đó, có hơn 1.200 lao động nông thôn, 921 lao động di dời giải tỏa, 1.763 lao động phi nông nghiệp và lao động đặc thù. Qua khảo sát, 80% số lao động sau khi đào tạo đã tìm được việc làm và tự tạo việc làm mới.