Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mới tuyên truyền, chưa xử phạt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ ngày 1/6, xe máy điện chưa đăng ký và đeo biển số bị xử phạt hành chính theo Thông tư 15/2014 của Bộ Công an.

Tuy nhiên, với đa số người dân, quy định này vẫn còn hết sức mới mẻ. Nhiều người tham gia giao thông khi bị lực lượng công an dừng xe nhắc nhở mới biết xe của mình thuộc dạng phải đeo biển kiểm soát. 

Dân bất ngờ!?

Hai ngày đầu từ khi Thông tư 15 của Bộ Công an có hiệu lực, trên đường phố Hà Nội vẫn có rất nhiều xe máy điện không biển số lưu hành.
Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy điện không biển kiểm số trên phố Bà Triệu.  Ảnh  Phạm Hải
Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy điện không biển kiểm số trên phố Bà Triệu. Ảnh Phạm Hải
Do quy định đăng ký biển kiểm soát cho xe máy điện bị "bỏ quên" nhiều năm nên rất nhiều chủ xe không quan tâm đến hồ sơ của loại xe này. Chị Nguyễn Thị Thu Quyên (34 tuổi, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Tôi mua chiếc xe máy điện này từ năm 2009 ở phố Bà Triệu, lúc đó nghĩ rằng xe máy điện cũng giống như xe đạp điện nhưng "cao cấp" hơn. Cửa hàng bán xe cũng không xuất hóa đơn đỏ, chỉ viết hóa đơn bán hàng và giấy bảo hành. Hết hạn bảo hành, tôi không còn giữ các loại giấy tờ đó nữa. Tới đây, khi
 Tai nạn giao thông do điều khiển xe đạp điện

Theo tin từ Bệnh viện (BV) Việt Đức, thời gian qua, BV đã tiếp nhận nhiều ca cấp cứu tai nạn giao thông do điều khiển xe đạp điện. Trung bình mỗi tuần có 1 - 2 ca, phần lớn trong độ tuổi 14 - 20. Gần đây nhất, tối 31/5, BV tiếp nhận một bệnh nhân nữ 15 tuổi ở Thái Bình được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng sốc mất máu, lóc tách toàn bộ da đùi cẳng chân phải, lóc da gãy kín cẳng chân trái và gãy xương chậu sau khi điều khiển xe đạp điện tông thẳng vào ô tô. Theo bác sĩ nội trú Đặng Hoàng Giang - Khoa Chấn thương chỉnh hình 2, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch. (Nhật Hoàng)
tham gia giao thông, xe của tôi phải đăng ký biển kiểm soát, mà giấy tờ không còn thì đăng ký làm sao?".

Ông Nguyễn Văn Đức (75 tuổi, phố Chùa Láng, Hà Nội) tỏ ra bất ngờ với quy định xe máy điện phải đăng ký biển số và nếu chưa đăng ký, khi tham gia giao thông thì sẽ bị phạt: "Xe này là con gái tôi mua tặng để bố thay cho xe đạp, có đi đâu cũng tiện. Hôm nay, khi tham gia giao thông, mấy anh CSGT nhắc nhở là xe phải đăng ký, gắn biển kiểm soát, tôi rất bất ngờ vì… mọi lần tham gia giao thông có thấy sao đâu(!?)".

Được biết, lệ phí đăng ký xe đạp điện được áp dụng như mức của mô tô, xe gắn máy. Việc đăng ký cấp biển số được thực hiện tại công an quận, huyện, thị xã đối với xe cá nhân và tại phòng CSGT tỉnh, TP nếu là xe của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Không phải là quy định mới

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết: "Đối với xe máy điện, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư 06/2009 của Bộ Công an thì việc đăng ký và cấp biển số được thực hiện từ ngày 1/7/2009 chứ không phải đến nay mới thực hiện. Theo quy định tại Thông tư 15, khi đến đăng ký xe máy điện, người dân phải có các loại giấy tờ: Giấy đăng ký xe (theo mẫu); Chứng minh nhân dân của chủ xe; chứng từ nguồn gốc của xe; hóa đơn bán xe; chứng từ nộp phí trước bạ. Về nguyên tắc, xe máy điện nếu không đăng ký biển số thì không được tham gia lưu thông, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ở mức từ 300.000 - 400.000 đồng, chưa kể các hành vi khác. Ông Tuấn khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiến hành xử phạt nghiêm hành vi vi phạm này.

Còn theo đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP Hà Nội): "Trong ngày 1/6, những tổ công tác của các đội CSGT tham gia làm nhiệm vụ đều xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe máy điện. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, lực lượng CSGT chỉ xử lý các lỗi thông thường như không mang mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ… và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân mang xe tới các điểm đăng ký hoàn tất các thủ tục đăng ký biển kiểm soát. Sau một thời gian ngắn nữa, các tổ công tác mới chính thức xử phạt xe máy điện không đăng ký".

Trả lời câu hỏi làm thế nào để phân biệt được xe đạp điện và xe máy điện khi trên thị trường có quá nhiều chủng loại, Trung tá Nguyễn Quốc Thắng - Phó trưởng phòng Đăng ký xe (C67), cho biết: "Theo Nghị định 171/2013 của Chính phủ, xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h; xe đạp điện có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h".

Đối với trường hợp xe máy điện đã sử dụng trước ngày 1/7/2009 mà người sử dụng không còn giấy tờ, cần viết đơn cam kết có xác nhận của chính quyền địa phương để được xem xét, xác minh cấp đăng ký. Với trường hợp xe máy điện đã mua nhưng hiện không còn đầy đủ giấy tờ để thực hiện đăng ký thì chủ xe liên hệ lại với địa chỉ đã bán xe hoặc liên hệ với các cơ quan liên quan để bổ sung giấy tờ theo quy định của Thông tư 15".