KTĐT - Theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi TƯ, thời tiết hanh khô như hiện nay không chỉ khiến da bị nứt nẻ, khô ráp mà cũng khiến niêm mạc mũi rất dễ bị khô, đặc biệt là trẻ em.
Do mũi khô, những cục dử khô cứng chèn kín mũi rất khó lấy, khiến đường thở bị thu hẹp, phát ra tiếng khụt khịt. Do khó thở bằng mũi nên trẻ thường há miệng, kết quả là dễ bị viêm họng.
Theo BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc BV Nhi TƯ, thời tiết hanh khô như hiện nay không chỉ khiến da bị nứt nẻ, khô ráp mà cũng khiến niêm mạc mũi rất dễ bị khô, đặc biệt là trẻ em. Do lớp niêm mạc mũi rất mỏng và trong mũi có các huyết quản nhỏ, không khí khô nóng dễ làm khô đường thở, có thể gây tổn thương như khô rát lớp niêm mạc, rồi đóng dử cứng trong mũi. Việc lấy dử không đúng cách càng làm trẻ bị đau rát niêm mạc mũi hơn, thậm chí gây chảy máu. Qua khảo sát của phóng viên Dân trí với các cháu bé khám bệnh hô hấp tại BV Nhi TƯ trong thời gian vừa qua thì rất rất nhiều bà mẹ đều kể về triệu chứng khô mũi đầu tiên, tiếp đến mới xảy ra hiện tượng viêm họng, chảy mũi.
Không chỉ gây khô mũi mà thời tiết này cũng khiến dử mũi nhanh chóng bị khô cứng nên việc lấy dử mũi ra được vô cùng khó khăn. Có những mẹ dùng tăm bông, dùng tay cố lấy cục dử mũi cứng rắc, to tướng che gần hết mũi bé nhưng lại càng khiến cục dử bị đẩy vào sâu hơn, càng bít đường thở của bé và trong quá trình lấy dử, dử cừng cọ sát, tăm bông cọ sát càng làm niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, thậm chí gây chảy máu.
Ngoài ra, thời tiết hanh khô cũng nên hạn chế dùng điều hoà nóng, máy sưởi nóng trong phòng vì không khí sẽ thêm khô hanh, càng ảnh hưởng đến da cũng như niêm mạc mũi. Còn nếu dùng thì cần có máy làm ẩm không khí trong phòng. Đồng thời, cần cho trẻ uống đủ lượng nước trong ngày.