Trong bản đề án đăng cai Asiad 18, những người làm thể thao Việt Nam đã đưa ra thông điệp sẽ tổ chức một đại hội "tiết kiệm và hiệu quả". Theo đó, kinh phí tổ chức Asiad 18 vào khoảng 150 triệu USD, tương đương 3.000 tỷ đồng. Một con số khá khiêm tốn so với những bản đề án hoành tráng, chi phí lên đến hàng tỷ USD của các đối thủ cũng như những nước chủ nhà Asiad trong quá khứ.Tuy nhiên, có vẻ như những người xây dựng đề án đăng cai Asiad đã khéo léo bóc tách các chi phí để chúng ta có được con số siêu tiết kiệm. Theo ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, "150 triệu USD là kinh phí tổ chức, cộng với việc xây dựng thêm một số công trình cần thiết và nâng cấp sửa chữa các nhà thi đấu còn lại, mua sắm trang thiết bị thi đấu còn thiếu hoặc hỏng hóc". Nên nhớ rằng, tại những công trình trọng điểm, việc phụ trội về kinh phí, tỷ giá là điều thường xuyên xảy ra. Nhất là từ nay đến khi Asiad 18 khai cuộc còn đến 7 năm nữa. Bên cạnh đó, kinh phí tổ chức, điều hành Đại hội được xây dựng với những căn cứ ở thời điểm hiện tại, chưa chắc đã phù hợp với các khoản thực tế của 7 năm nữa. Kinh nghiệm tổ
Đại diện Việt Nam ký kết hợp đồng tổ chức ASIAD với OCA.
Thế nhưng, còn rất nhiều những khoản chi khác không được tính vào khoản tiền 150 triệu USD đã dự trù. Đó là khoản tiền không nhỏ mà 14 địa phương đăng cai các môn thi phải bỏ ra để xây mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn vốn rất khắt khe của Asiad. Bên cạnh đó, là những khoản kinh phí mà Chính phủ và TP Hà Nội phải bỏ ra để đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối hệ thống giao thông và phương tiện chuyên chở để phục vụ Asiad.
Coi chừng rủi ro
Ngay sau khi đón nhận thông tin Việt Nam được chọn đăng cai Asiad, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự phát biểu: "Trước kia, tôi nói không nên đăng cai Asiad 18 bằng mọi giá, bây giờ đã được đăng cai rồi, các cơ quan chức năng phải tính toán làm sao để chi phí ở mức phù hợp nhất và không được vay nợ nước ngoài để tổ chức".
Có thể hiểu trăn trở của ông Hà Quang Dự bởi lẽ, rất nhiều nước chủ nhà Asiad thường bị lỗ nặng. Hàn Quốc năm 2002 đã chi tới hơn 4,2 tỷ USD để đầu tư cho ASIAD 14, trong khi số tiền thu về chỉ 223,2 triệu USD. Tháng 10/2010, ông Vạn Khánh Lương, Chủ tịch TP Quảng Châu (Trung Quốc) thông báo, tổng chi phí cho ASIAD và ASIAN Para Games khoảng 122,6 tỷ Nhân dân tệ (17 tỷ USD). Thế nhưng, một báo cáo không chính thức cho biết, doanh thu của ASIAD Quảng Châu chỉ vào khoảng 450 triệu USD.
Trong đề án đăng cai ASIAD, Ủy ban Olympic Việt
Tuy nhiên, những con tính này đều được đưa ra khi thị trường bất động sản đang nóng hừng hực. Bây giờ, nền kinh tế đang rất khó khăn nên việc bỏ hàng trăm triệu USD cho những dự án bất động sản kết hợp với thể thao đang là bài toán không dễ giải. Và, nếu muốn kịp tiến độ, ngay tại thời điểm này, khi các dự án bất động sản đang đóng băng, nguồn vốn chưa được khai thông thì chúng ta phải bắt tay ngay vào việc.
Vẫn biết rằng, không thể tính toán thiệt hơn thật chi li trong việc đăng cai ASIAD. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong mọi vấn đề, nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, khoa học và phù hợp với điều kiện hiện có của chúng ta.