Công ty kỹ thuật này cùng các nhà lãnh đạo cũng đang bị chính quyền Trung Quốc điều tra.
Quyết định mở rộng lệnh trừng phạt lên nhà cung cấp thiết bị và máy móc công nghiệp này đồng nghĩa, DN hoặc cá nhân Mỹ không được phép hoạt động với các DN và 4 cá nhân lãnh đạo Trung Quốc nói trên.
Bên cạnh người sáng lập công ty – Mã Hiểu Hồng, các lệnh trừng phạt còn áp dụng và 3 nhân vật cấp cao khác của tập đoàn với cáo buộc vi phạm các quy định của lệnh trừng phạt lên Triều Tiên, dính líu tới rửa tiền quốc gia. Trong đó bà Mã Hiểu Hồng đã bị bắt hôm 21/9.
Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã đóng băng nhiều tài sản của công ty và bà Mã. Một số họ hàng và nhân viên thân cận của bà cũng bị phong tỏa của cải. Bà Mã và mẹ chồng lần lượt sở hữu 80% và 20% cổ phần trong tập đoàn Hồng Tường. Toàn bộ số cổ phần này đã bị đóng băng 6 tháng trở lại đây. Trước đó, một tòa án địa phương ở Đan Đông đã ra lệnh đóng băng ba năm đối với cổ phần của Hongxiang trong ít nhất ba công ty, hai trong số đó là liên doanh với đối tác Triều Tiên.
Theo ông Adam Szubin, người đứng đầu Bộ tài chính Mỹ, công ty Đan Đông Hồng Tường là công cụ trong một “đường dây hỗ trợ Triều Tiên sản xuất vũ khí trái phép”, với ngân hàng Triều Tiên Kwangson là trung gian.
DN Trung Quốc này cùng các nhân viên “đã tìm cách vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ và LHQ lên Triều Tiên, tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ”, theo ông Adam Szubin.
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, các tài khoản ngân hàng liên quan tới doanh nghiệp này đã tiếp nhận hàng trăm triệu USD, trung chuyển qua nước Mỹ.