Mỹ, Trung Quốc đã hiểu nhau?

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bất chấp những khác biệt trong vấn đề Đài Loan và các hạn chế về công nghệ, Mỹ và Trung Quốc vẫn chia sẻ những quan điểm chung, theo Đại sứ hai nước.

Các Đại sứ Mỹ và Trung Quốc đã kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao chính thức hôm 9/12 với những cảm xúc pha trộn, từ không khí nồng nhiệt của hội nghị thượng đỉnh năm ngoái giữa các nhà lãnh đạo với những cảnh báo về Đài Loan và các hạn chế thương mại cho thấy hai bên vẫn chưa thể hiểu nhau. 

Các đặc phái viên của Mỹ và Trung Quốc hôm 9/1 cho biết kể từ Hội nghị thượng đỉnh giữa Joe Biden và Tập Cận Bình vào tháng 11, mối quan hệ song phương đã được cải thiện. Ảnh: Reuters
Các đặc phái viên của Mỹ và Trung Quốc hôm 9/1 cho biết kể từ Hội nghị thượng đỉnh giữa Joe Biden và Tập Cận Bình vào tháng 11, mối quan hệ song phương đã được cải thiện. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại Trung tâm Carter ở Atlanta, Đại sứ Washington tại Bắc Kinh, Nicholas Burns ca ngợi chính phủ Trung Quốc về “hành động cụ thể” nhằm ngăn chặn dòng chảy fentanyl từ Mỹ (là loại opioid được sử dụng như thuốc giảm đau và cùng với các thuốc gây mê khác), và khởi động lại đối thoại giữa quân đội hai bên đồng thời nhấn mạnh quan điểm của Washington về đường lối cứng rắn trong việc "xuất khẩu" công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc.

Bình luận của ông được đưa ra vài giờ trước khi Lầu Năm Góc tuyên bố nối lại các cuộc thảo luận cấp cao giữa quân đội hai nước -  vốn đã bị tạm dừng khi căng thẳng song phương sôi sục vào năm 2022. Bắt đầu lại các cuộc đàm phán là một trong những cam kết được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 ở California.

“Mỹ đơn giản sẽ không cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân có được công nghệ nhạy cảm nhất của Mỹ để có thể cạnh tranh về mặt quân sự và sẽ không có sự thỏa hiệp nào đối với các chất bán dẫn tiên tiến cũng như các hạn chế công nghệ khác đã áp dụn,” Đại sứ cho biết thêm.

Một loạt động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua nhằm hạn chế cung cấp công nghệ tiên tiến của Mỹ cho Trung Quốc là một điểm nhức nhối song phương.

Bắc Kinh cho rằng các hành động này là nhằm làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc. Vào tháng 8, Tổng thống Biden đã công bố những hạn chế mới đối với các khoản đầu tư mà các công ty Mỹ có thể thực hiện ở Trung Quốc trong các lĩnh vực “chất bán dẫn và điện tử vi mô, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định”.

Hai tháng sau, chính quyền mở rộng các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận các chip tiên tiến và công cụ sản xuất chip được công bố một năm trước đó.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc Xie Feng dường như coi những hạn chế này là trở ngại để cải thiện mối quan hệ.

Đại sứ Xie cho rằng việc Washington mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh” – một thuật ngữ được Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng để mô tả một số lĩnh vực mà hai bên tham gia – giống như “ngăn chặn”.

Ông nói: “Nếu một người coi bên kia là đối thủ cạnh tranh chính, thì một ‘mối đe dọa nhịp độ’ và mục tiêu để ngăn chặn, việc cải thiện và ổn định mối quan hệ song phương sẽ không còn nữa.

Nhà Trắng và các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc đã mô tả Trung Quốc là một “mối đe dọa thường xuyên”, trong khi Tổng thống Biden khẳng định với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 rằng hai nước “đang cạnh tranh”.

Hai bên cũng vẫn khác biệt trong vấn đề Đài Loan, nơi Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết, trong khi chính phủ Mỹ đã tăng cường giao thiệp với các lãnh đạo hiện nay của hòn đảo tự trị này để tăng cường quan hệ kinh tế.

Sự khác biệt về Đài Loan lên đến đỉnh điểm vào năm 2022, khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc, một động thái khiến Bắc Kinh hủy bỏ gần như mọi đối thoại song phương cấp cao với phía Washington.

Đại sứ Burns gọi phản ứng của Bắc Kinh trước chuyến thăm của bà Pelosi là “quá thái”. 

Mặt khác, bất chấp những bình luận trái chiều về Đài Loan và các hạn chế về công nghệ, hai Đại sứ vẫn tỏ ra lạc quan trên một số mặt trận như dòng chảy fentanyl và nối lại đối thoại cấp cao giữa quân đội hai bên.

Họ bày tỏ sự lạc quan về những nỗ lực chung nhằm kiểm soát việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, điều mà Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý trong hội nghị thượng đỉnh, đồng thời ám chỉ rằng nỗ lực này sẽ nhằm vào những nguy cơ khi kết hợp công nghệ này vào vũ khí tự động.

Các cuộc thảo luận về trí tuệ nhân tạo sẽ nhằm mục đích “tăng cường quản trị AI toàn cầu và cùng nhau quản lý những rủi ro và thách thức do công nghệ mang lại để kịch bản "Kẻ hủy diệt", nơi máy móc gây chiến với con người, sẽ không trở thành hiện thực”, Đại sứ Xie cho biết.