KTĐT - Năm 2009 ngành giấy gặp nhiều khó khăn. Không chỉ riêng doanh nghiệp giấy Việt Nam mà doanh nghiệp các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc cũng gặp khó.
Vượt qua bài học “đắng” về việc xử lý giá bán ở những thời điểm thị trường có biến động, ngành giấy đã kết thúc một năm nhiều thăng trầm để hướng tới những kế hoạch mới cho năm 2010 - Một năm được dự báo vẫn sẽ còn nhiều khó khăn đối với ngành giấy.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPA), trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thưa ông năm 2009, thị trường quốc tế và quốc nội đầy biến động ngành giấy đã vượt qua sự biến động đó như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Năm 2009 ngành giấy, cũng gặp nhiều khó khăn .Không chỉ riêng doanh nghiệp giấy Việt Nam mà doanh nghiệp các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc cũng gặp khó.
Tuy nhiên, việc đó đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nhằm cân bằng lại cung-cầu vì khi kinh tế thế giới đi xuống, do suy thoái khiến nhu cầu của mọi mặt hàng đều giảm trong đó có ngành giấy, việc tạm ngừng sản xuất cũng là điều kiện để ngành giấy cân đối lại cung-cầu.
Đây là biện pháp khá hiệu quả không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Diễn biến thị trường trong năm 2009, làm cho nhiều doanh nghiệp lỡ nhịp trong việc ra các quyết định sản xuất, quyết định tăng giá. Thị trường giấy in viết và giấy làm bao bì có nhiều biến động mạnh hơn so với các loại giấy khác.
Thị trường giấy làm bao bì sau khi “sáng sủa” trong vài tháng giữa năm thì cũng “âm u” trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện nay, với trên 66% sản lượng giấy sản xuất trong nước là để làm bao bì.
Điều rút kinh nghiệm năm 2009 là việc xử lý giá bán ở những thời điểm thị trường có biến động. Chúng ta đã xử lý giá sai. Tăng giá rồi phải hạ giá chỉ trong vòng một tháng vì phân tích sai các yếu tố.
Hy vọng bài học “đắng” trong năm qua, sẽ giúp chúng ta mau chóng khắc phục sai sót để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi, tiêu dùng giấy năm 2009 cao hơn năm 2008 chút ít (gần 2%).
Ông có thể cho biết triển vọng sản xuất của ngành trong năm 2010?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Ngành giấy đã đảm bảo được 60% nhu cầu giấy tiêu dùng trong nước, còn lại 40% giấy nhập khẩu.
Giấy là thứ không thể thiếu được trong sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày, trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta đã tự sản xuất và cung cấp trên 60% thị phần là một cố gắng lớn. Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành giấy không đánh giá về doanh thu, mà đánh giá trên trên sản lượng.
Theo đó năm 2009, sản lượng toàn ngành đạt được cao hơn năm 2008, đạt 2,14%, bao bì 6%. Đây là một kết quả khá khả quan, bởi năm 2009 có 7 tháng sản xuất cật lực còn 5 tháng, trong đó có 2 tháng khó khăn và 3 tháng cực kỳ khó khăn.
Năm 2010, ngành giấy dự tính có tăng trưởng khoảng 10%, so với dự báo tăng trưởng GDP của cả nước 6,8% là tương đối phù hợp.
Ngay trong quý I/2010 sẽ có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động và tiếp túc có một số dự án mới đang được cân nhắc, góp phần đưa mức tiêu dùng giấy bình quân đạt 22kg/người.
Thưa ông, những khó khăn của năm 2009 đã phải là những khó khăn nhất mà ngành giấy phải đối mặt những bài học gì cho doanh nghiệp sản xuất giấy?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Khó khăn thì không năm nào giống năm nào, năm nào ngành giấy cũng gặp khó khăn, ngành giấy cũng đã quen vượt khó. Dự báo năm 2010 cũng gặp nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân là do giá than, giá điện sẽ chuyển sang theo cơ chế thị trường.
Hiện xăng thì chuyển hẳn rồi và thị trường cũng đã mở rồi, bởi vậy thị trường Việt Nam cũng ngang bằng với thị trường thế giới, cũng chịu một tác động như nhau.
Tuy nhiên, các nước như Trung Quốc vẫn hơn Việt Nam vì họ đã phát triển hàng trăm năm nay (Việt Nam mới có gần 20 năm), hơn nữa họ có vốn lớn.
Doanh nghiệp Việt Nam không thể đua với các nước khác về vốn, kinh nghiệp, hay kỹ thuật mà mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần làm theo cách riêng của mình.
Với ngành giấy, doanh nghiệp nào có cách đi riêng thì thành công, tuy nhiên cái riêng đó phải từ đúc kết nhiều kinh nghiệm để biết vận dụng một cách sáng tạo vào mỗi hoàn cảnh
Năm 2010 ngành giấy dự kiến đạt được mức tăng trưởng khoảng 10%, theo ông doanh nghiệp cần phải tập trung vào những giải pháp như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Giải pháp ngành giấy luôn luôn nhấn mạnh là tìm mọi cách để tăng hiệu quả sản xuất, bằng cách giảm chi phí, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, trong đó giảm tiêu dùng vật tư như nước, điện... đấy là con đường để giữ được sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững.
Bên canh đó, không chỉ giảm chi phí mà còn phải tăng cường thêm năng lực quản lý của mỗi doanh nghiệp, bởi quản lý cũng là một vũ khí quan trong sản xuất, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tạo đà để có khẳ năng vươn lên.
Chu kỳ của ngành giấy là 5 năm phải có tiến bộ mới cụ thể như về kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng.. nếu doanh nghiệp không có sự tiến bộ đó thì đường nhiên sẽ có nguy cơ tụt hậu.
Thưa ông ngoài biện pháp tự thân doanh nghiệp có thể tự làm như giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu... thì vấn đề lớn nhất của ngành giấy là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bột giấy vậy vần phải có sự giải quyết thấu đáo hơn như thế nào đề doanh nghiệp có thể chủ động nguồn nguyên này?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Hiện nay, 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu).
Năm 2009, Việt Nam tiêu dùng hơn 2 triệu tấn giấy, nhưng chỉ thu hồi được khoảng hơn 550.000 tấn để tái sử dụng lại.
Như vậy, bên cạnh sự phát triển các nguồn nguyên liệu bột gỗ thì cái quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để tăng lượng giấy thu hồi.
Dự thảo chính sách thu gom, tái chế giấy phế liệu sẽ trình Chính phủ vào năm 2010. Tuy nhiên, ngoài việc giáo dục vê tư tưởng, về thi đua thì biện pháp kế hoạch nhỏ cần được duy trì.
Theo tôi: “Giải quyết được vấn đề cơ bản này là điều kiện thuận lợi cho ngành giấy Việt Nam tăng tốc phát triển sau khi suy thoái kinh tế thế giới qua đi, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại sẽ tăng trở lại”./.
Vượt qua bài học “đắng” về việc xử lý giá bán ở những thời điểm thị trường có biến động, ngành giấy đã kết thúc một năm nhiều thăng trầm để hướng tới những kế hoạch mới cho năm 2010 - Một năm được dự báo vẫn sẽ còn nhiều khó khăn đối với ngành giấy.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPA), trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thưa ông năm 2009, thị trường quốc tế và quốc nội đầy biến động ngành giấy đã vượt qua sự biến động đó như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Năm 2009 ngành giấy, cũng gặp nhiều khó khăn .Không chỉ riêng doanh nghiệp giấy Việt Nam mà doanh nghiệp các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc cũng gặp khó.
Tuy nhiên, việc đó đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nhằm cân bằng lại cung-cầu vì khi kinh tế thế giới đi xuống, do suy thoái khiến nhu cầu của mọi mặt hàng đều giảm trong đó có ngành giấy, việc tạm ngừng sản xuất cũng là điều kiện để ngành giấy cân đối lại cung-cầu.
Đây là biện pháp khá hiệu quả không chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Diễn biến thị trường trong năm 2009, làm cho nhiều doanh nghiệp lỡ nhịp trong việc ra các quyết định sản xuất, quyết định tăng giá. Thị trường giấy in viết và giấy làm bao bì có nhiều biến động mạnh hơn so với các loại giấy khác.
Thị trường giấy làm bao bì sau khi “sáng sủa” trong vài tháng giữa năm thì cũng “âm u” trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện nay, với trên 66% sản lượng giấy sản xuất trong nước là để làm bao bì.
Điều rút kinh nghiệm năm 2009 là việc xử lý giá bán ở những thời điểm thị trường có biến động. Chúng ta đã xử lý giá sai. Tăng giá rồi phải hạ giá chỉ trong vòng một tháng vì phân tích sai các yếu tố.
Hy vọng bài học “đắng” trong năm qua, sẽ giúp chúng ta mau chóng khắc phục sai sót để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Năm 2009, hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi, tiêu dùng giấy năm 2009 cao hơn năm 2008 chút ít (gần 2%).
Ông có thể cho biết triển vọng sản xuất của ngành trong năm 2010?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Ngành giấy đã đảm bảo được 60% nhu cầu giấy tiêu dùng trong nước, còn lại 40% giấy nhập khẩu.
Giấy là thứ không thể thiếu được trong sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày, trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta đã tự sản xuất và cung cấp trên 60% thị phần là một cố gắng lớn. Giá trị sản xuất kinh doanh của ngành giấy không đánh giá về doanh thu, mà đánh giá trên trên sản lượng.
Theo đó năm 2009, sản lượng toàn ngành đạt được cao hơn năm 2008, đạt 2,14%, bao bì 6%. Đây là một kết quả khá khả quan, bởi năm 2009 có 7 tháng sản xuất cật lực còn 5 tháng, trong đó có 2 tháng khó khăn và 3 tháng cực kỳ khó khăn.
Năm 2010, ngành giấy dự tính có tăng trưởng khoảng 10%, so với dự báo tăng trưởng GDP của cả nước 6,8% là tương đối phù hợp.
Ngay trong quý I/2010 sẽ có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động và tiếp túc có một số dự án mới đang được cân nhắc, góp phần đưa mức tiêu dùng giấy bình quân đạt 22kg/người.
Thưa ông, những khó khăn của năm 2009 đã phải là những khó khăn nhất mà ngành giấy phải đối mặt những bài học gì cho doanh nghiệp sản xuất giấy?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Khó khăn thì không năm nào giống năm nào, năm nào ngành giấy cũng gặp khó khăn, ngành giấy cũng đã quen vượt khó. Dự báo năm 2010 cũng gặp nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân là do giá than, giá điện sẽ chuyển sang theo cơ chế thị trường.
Hiện xăng thì chuyển hẳn rồi và thị trường cũng đã mở rồi, bởi vậy thị trường Việt Nam cũng ngang bằng với thị trường thế giới, cũng chịu một tác động như nhau.
Tuy nhiên, các nước như Trung Quốc vẫn hơn Việt Nam vì họ đã phát triển hàng trăm năm nay (Việt Nam mới có gần 20 năm), hơn nữa họ có vốn lớn.
Doanh nghiệp Việt Nam không thể đua với các nước khác về vốn, kinh nghiệp, hay kỹ thuật mà mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần làm theo cách riêng của mình.
Với ngành giấy, doanh nghiệp nào có cách đi riêng thì thành công, tuy nhiên cái riêng đó phải từ đúc kết nhiều kinh nghiệm để biết vận dụng một cách sáng tạo vào mỗi hoàn cảnh
Năm 2010 ngành giấy dự kiến đạt được mức tăng trưởng khoảng 10%, theo ông doanh nghiệp cần phải tập trung vào những giải pháp như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Giải pháp ngành giấy luôn luôn nhấn mạnh là tìm mọi cách để tăng hiệu quả sản xuất, bằng cách giảm chi phí, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, trong đó giảm tiêu dùng vật tư như nước, điện... đấy là con đường để giữ được sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững.
Bên canh đó, không chỉ giảm chi phí mà còn phải tăng cường thêm năng lực quản lý của mỗi doanh nghiệp, bởi quản lý cũng là một vũ khí quan trong sản xuất, đồng thời doanh nghiệp cũng phải tạo đà để có khẳ năng vươn lên.
Chu kỳ của ngành giấy là 5 năm phải có tiến bộ mới cụ thể như về kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng.. nếu doanh nghiệp không có sự tiến bộ đó thì đường nhiên sẽ có nguy cơ tụt hậu.
Thưa ông ngoài biện pháp tự thân doanh nghiệp có thể tự làm như giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu... thì vấn đề lớn nhất của ngành giấy là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bột giấy vậy vần phải có sự giải quyết thấu đáo hơn như thế nào đề doanh nghiệp có thể chủ động nguồn nguyên này?
Ông Vũ Ngọc Bảo: Hiện nay, 70% nguyên liệu sản xuất giấy là giấy đã qua sử dụng. Ở Việt Nam, tỷ lệ thu hồi giấy loại để tái chế vẫn thấp, chỉ đạt 25% và chiếm 50% tổng lượng giấy loại đã tái chế (phần còn lại là nhập khẩu).
Năm 2009, Việt Nam tiêu dùng hơn 2 triệu tấn giấy, nhưng chỉ thu hồi được khoảng hơn 550.000 tấn để tái sử dụng lại.
Như vậy, bên cạnh sự phát triển các nguồn nguyên liệu bột gỗ thì cái quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để tăng lượng giấy thu hồi.
Dự thảo chính sách thu gom, tái chế giấy phế liệu sẽ trình Chính phủ vào năm 2010. Tuy nhiên, ngoài việc giáo dục vê tư tưởng, về thi đua thì biện pháp kế hoạch nhỏ cần được duy trì.
Theo tôi: “Giải quyết được vấn đề cơ bản này là điều kiện thuận lợi cho ngành giấy Việt Nam tăng tốc phát triển sau khi suy thoái kinh tế thế giới qua đi, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại sẽ tăng trở lại”./.