Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nên mở rộng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 6/6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35 của Quốc hội khóa XIII về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh cho Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, về đối tượng lấy phiếu, số lần lấy phiếu và các mức phiếu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo ĐB Nguyễn Đức Chung (đoàn Hà Nội): Thống nhất với ý kiến UBTVQH đưa ra là lấy phiếu tín nhiệm 1 lần vào năm thứ 3. Việc lấy phiếu để giúp việc đánh giá cán bộ, nâng cao tính tự giác và giúp cho đánh giá cán bộ vào nhiệm kỳ tiếp theo tốt hơn. Việc lấy phiếu mỗi năm một lần, nếu duy trì tốt thì không sao, nhưng nếu làm không tốt có thể gây nên sự lạm dụng. 

ĐB Trịnh Ngọc Thạch lại cho rằng: Nên lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ, năm đầu và năm cuối nhiệm kỳ. Năm đầu để xem sự lựa chọn cán bộ có đúng không và là điều kiện để cán bộ đánh giá đúng tình trạng của mình để chuyển biến, lần cuối để khẳng định phẩm chất, năng lực, cán bộ để gối cho nhiệm kỳ sau.
Đại biểu Chu Sơn Hà phát biểu.
Đại biểu Chu Sơn Hà phát biểu.
Về mức tín nhiệm, ĐB Trịnh Thế Khiết (đoàn Hà Nội) lại cho rằng: Nếu để 3 mức, không phân biệt được thế nào là tín nhiệm cao và tín nhiệm. Vì không biệt được, cũng không đánh giá được cán bộ được giao nhiệm vụ có đáp ứng được yêu cầu QH và HĐND giao hay không, nên để 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm để đáp ứng yêu cầu chung và đúng như mong muốn của cử tri. 

Tuy nhiên, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến: Nếu để 2 mức sẽ trùng với bỏ phiếu. Đúng như Dự thảo, lấy phiếu thực tế vừa qua rất có giá trị để cán bộ nhận thức đúng về chức trách của mình. 

Theo ĐB Chu Sơn Hà (Phó Trưởng đoàn QH TP Hà Nội): Khi Đoàn QH TP Hà Nội lấy ý kiến lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về việc sửa đổi nghị quyết này, 100% lãnh đạo UBND đề nghị mở rộng đối tượng tới lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và mỗi năm lấy phiếu 1 lần. Do đó, đề nghị nên mở rộng đối tượng. Bởi, QH, HĐND có trách nhiệm giám sát các cá nhân giữ chức vụ và đây cũng là một hình thức giám sát. Thực tế, thủ trưởng các cơ quan của UBND không là thành vên UBND, nhưng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên rất cần đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. “Từ việc mở rộng đối tượng, nên ban hành Nghị quyết mới, có tên là Nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm của QH và HĐND các cấp” và điều cuối cùng của Nghị quyết nên ghi là Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 35 và các văn bản liên quan”, ĐB Hà đề xuất.