Nga khẳng định Ukraine "cố ý" trì hoãn tàu lương thực

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Những người ở Kiev bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận, bán càng nhiều và càng nhanh càng tốt, sắn sàng bỏ qua các thủ tục chính thức.”

Bộ Ngoại giao Nga hôm 21/1 khẳng định, các doanh nhân Ukraine đang phá hoại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen - vốn được đưa ra nhằm thông thương các chuyến hàng từ cảng của nước này.

Thỏa thuận – Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – được ký kết vào tháng 7 năm ngoái nhằm khôi phục việc vận chuyển lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác bị gián đoạn do xung đột tại Ukraine.

Một con tàu ngũ cốc đi qua eo biển Bosporus gần Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 11/2022. Ảnh: AFP
Một con tàu ngũ cốc đi qua eo biển Bosporus gần Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Trong một tuyên bố hôm 19/1 , Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết hơn 100 tàu hoạt động tại vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có 32 tàu đang chờ Trung tâm điều phối chung (JCC) kiểm tra, bao gồm các đại diện từ Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ. .

“Trong hai tuần qua, thời gian chờ đợi trung bình của các tàu từ khi đăng ký đến khi kiểm tra là 21 ngày,” Liên Hợp quốc cho biết, đồng thời kêu gọi “tất cả các bên hợp tác để loại bỏ các trở ngại nhằm giảm lượng hàng tồn đọng và nâng cao hiệu quả hoạt động trong JCC.”

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố không thể xác nhận dữ liệu của LHQ về số lượng tàu và thời gian chờ đợi. Theo Moscow, 64 tàu đã cập cảng Ukraine hoặc chờ đợi trong khu vực kiểm tra. “Thứ tự kiểm tra và lối đi đang được quản lý bởi phía Ukraine. Các đại diện của Nga không thể gây ảnh hưởng đến họ theo bất kỳ cách nào," tuyên bố có đoạn. 

Bộ cũng khẳng định Ukraine chịu trách nhiệm cho việc trì hoãn "cố ý" của các tàu chở hàng ở Istanbul. Bộ này cho biết vấn đề “do các thương nhân Ukraine ký hợp đồng với các tàu không tuân theo các quy tắc và điều khoản đăng ký, đồng thời không tham gia vào sáng kiến”.

“Những người ở Kiev bị thúc đẩy bởi động cơ lợi nhuận, bán càng nhiều và càng nhanh càng tốt, trong khi bỏ qua các thủ tục chính thức," theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga. 

Trước đây, Moscow khẳng định rằng, mặc dù thỏa thuận ngũ cốc được coi là phương thức vận chuyển lương thực đến các nước nghèo nhất bất chấp xung đột tại Ukraine, nhưng phần lớn các chuyến hàng lại hướng đến EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo RT, vào cuối tháng 10, Nga đã đình chỉ việc tham gia thỏa thuận này trong một thời gian ngắn, sau khi cáo buộc Ukraine cử máy bay không người lái tấn công một căn cứ hải quân ở Crimea. Moscow cuối cùng đã quay trở lại thỏa thuận, nói rằng họ đã nhận được sự đảm bảo bổ sung từ Kiev.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần