Lên sàn chứng khoán dù được đánh giá là sẽ giúp minh bạch hoạt động ngân hàng, nhưng đến nay, hơn 2/3 số ngân hàng vẫn trì hoãn niêm yết.Lợi nhuận tốt - sẵn sàng lên sànNăm 2017, VIB là DN đầu tiên trong khối ngân hàng chào sàn Upcom. Hơn 564,4 triệu cổ phiếu (mã VIB) chính thức được đưa vào giao dịch với giá tham chiếu 17.000 đồng/cổ phiếu kể từ ngày 9/1. Với mức giá này, vốn hóa của VIB đạt gần 9.600 tỷ đồng. Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2016 thông qua, VIB dự kiến niêm yết vào năm 2018.VPBank hiện cũng đang thực hiện các thủ tục đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD). Maritimebank cũng vừa có thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký chứng khoán tập trung.
Có thể thấy, những ngân hàng sốt sắng với việc lên sàn là các đơn vị có kết quả kinh doanh khả quan. Đơn cử trường hợp VPBank, theo báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2016, nhiều chỉ số kinh doanh của VPBank đạt mức tốt nhất từ trước đến nay. Tổng tài sản đạt gần 226.000 tỷ đồng, tăng 16,5% từ mức 194.000 tỷ đồng năm 2015. Tổng huy động vốn trong năm qua đạt 172.000 tỷ đồng, tăng 13,15% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận của riêng ngân hàng là hơn 3.400 tỷ đồng.Trì hoãn vì kinh doanh kémTheo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, thời gian qua, các ngân hàng hội tụ đủ điều kiện mới hồ hởi lên sàn. Động thái này vừa có lợi cho nhà đầu tư, vừa giúp người gửi tiền có thông tin minh bạch hơn về "sức khỏe" của nơi mà họ “chọn mặt gửi vàng”.Tuy nhiên, đến thời điểm này, số lượng các ngân hàng niêm yết hoặc lên Upcom không nhiều. Ngoài 9 ngân hàng niêm yết và một số ngân hàng đang rục rịch chuẩn bị, vẫn còn hơn 2/3 số ngân hàng trì hoãn minh bạch thông tin. Muốn lên sàn, tất cả các báo cáo tài chính của DN phải được kiểm toán độc lập và minh bạch. “Có thể có một số ngân hàng tình hình tài chính không khả quan nên họ ngần ngại lên sàn” - vị ông Hiếu nhận định.Chủ trương thúc đẩy các ngân hàng lên sàn nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động đã được Chính phủ đưa ra trong nhiều năm trở lại đây. Thời gian qua, nhiều ngân hàng có kế hoạch niêm yết và được ĐHĐCĐ chấp thuận như PVcombank, HDBank, NamABank, OCB… Song, những cái tên này hiện vẫn “án binh bất động” với kế hoạch lên Upcom hoặc niêm yết. Thị trường không thuận lợi, cổ phiếu kém hấp dẫn với nhà đầu tư; cần chọn thời cơ và thời điểm để niêm yết là lý do quen thuộc mà lãnh đạo các ngân hàng trình bày tại mỗi kỳ ĐHĐCĐ thường niên.Không lên sàn sẽ bị phạtĐHĐCĐ mới đây của OCB đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc không đăng ký giao dịch trên Upcom mà chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) với lý do giúp cổ phiếu có thanh khoản tốt hơn. Nhưng, thời gian cụ thể ngân hàng này niêm yết, việc triển khai để lên sàn đến đâu vẫn rất mù mờ, chung chung. Dù lợi nhuận có cải thiện nhưng tỷ lệ nợ xấu của OCB vẫn giảm rất ỳ ạch. Đến cuối tháng 6/2016, nợ xấu của ngân hàng này giảm từ 2,31% tại thời điểm đầu năm xuống còn 2,13%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm chủ yếu với gần 473 tỷ đồng. Đặc biệt, tại báo cáo soát xét giữa niên độ, kiểm toán có lưu ý đến phần thuyết minh có liên quan đến các khoản phải thu 529 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông.Tại ABBank, năm 2017, ngân hàng này đặt mục tiêu đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán, tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, khách hàng và các cán bộ nhân viên. Và việc lên sàn này của ABBank hiện vẫn chỉ dừng ở mục tiêu… trên giấy (?).Theo các chuyên gia, do yêu cầu về minh bạch theo các chuẩn mới, trong đó có việc thực hiện các cam kết theo Basel II, các ngân hàng sẽ phải đẩy nhanh quá trình niêm yết. Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước… hiện đang triển khai nhiều quy định “thúc” các DN lên sàn. Nếu không muốn đối diện với các án phạt, các ngân hàng buộc phải sớm lên sàn. Vì thế, thời gian tới, không còn lý do để trì hoãn, chắc chắn sẽ có thêm nhiều cái tên ngân hàng xuất hiện trên sàn chứng khoán.