Những diễn biến trên có thực sự thể hiện việc ngân hàng ngoại đang dần rời bỏ Việt Nam, hay chiến lược đầu tư của họ đang thay đổi?
Chỉ là thay đổi chiến lược kinh doanhCác trường hợp thoái vốn gần đây là ANZ bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan, Standard Chartered Bank rút khỏi ACB, Dragon Financial Holdings Limited bán cổ phiếu của ACB; HSBC rút khỏi Techcombank và Commonwealth Bank of Australia (CBA) - cổ đông chiến lược đang nắm giữ 20% vốn tại VIB bán lại chi nhánh TP Hồ Chí Minh...
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh VIB Long Biên. Ảnh: Trần Việt |
Các hãng xếp hạng tín dụng quốc tế như Moody’s, Standard & Poors, Fitch hiện đều đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức độ “Ổn định”. Hiện nay, Việt Nam có 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động. Riêng trong năm 2016, có 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập mới là Ngân hàng Woori Bank (Hàn Quốc), CIMB Bank Berhad và Public Bank Berhad (Malaysia). Việc ngân hàng ngoại thoái vốn có thể không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nội do giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room) tại các ngân hàng ở mức 30%, chưa đủ để cho đối tác nước ngoài có thể có tiếng nói tại ngân hàng nội. Tuy nhiên, việc này có thể khiến kế hoạch tăng vốn điều lệ của nhiều ngân hàng sẽ phải kéo dài thêm, hệ thống ngân hàng trong nước cần thay đổi cách thức hoạt động, linh hoạt hơn, chuyên nghiệp hơn, đồng thời phải tái cơ cấu một cách toàn diện. Luật sư Trương Thanh Đức |