Lãi lớn vẫn nói không với cổ tức
Ngoài các vấn đề nóng như nhân sự, lợi nhuận, tăng vốn, lên sàn… thì vấn đề cổ tức như thường lệ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cổ đông, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng dồn dập báo lãi nghìn tỷ vừa qua. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng "nổ phát súng" đầu tiên trong mùa ĐHCĐ năm nay. Theo báo cáo tài chính của Techcombank, đến cuối năm 2017, tổng nguồn lợi nhuận chưa phân phối của Techcombank đã lên tới trên 9.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, HĐQT của ngân hàng này đã làm các cổ đông thất vọng khi tiếp tục không chi trả cổ tức dù lợi nhuận ba năm gần đây tăng rất mạnh. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Techcombank không chi cổ tức cho cổ đông. Theo lý giải của HĐQT, việc giữ lại lợi nhuận là đến thực hiện tăng vốn tự có của ngân hàng, nhằm cải thiện các chỉ số an toàn.
Theo báo cáo tài chính của Techcombank, đến cuối năm 2017, tổng nguồn lợi nhuận chưa phân phối của Techcombank đã lên tới trên 9.300 tỷ đồng. |
Tương tự, tình cảnh không có cổ tức nhiều năm nay của cổ đông Eximbank, Sacombank… có lẽ cũng sẽ bị kéo dài khi quá trình tái cơ cấu vẫn còn ngổn ngang. Ngoài nói không với cổ tức, bài ca “xù” cổ tức tiền mặt cũng kéo dài từ năm này qua năm khác. Số ngân hàng chi cổ tức bằng tiền mặt chỉ đếm trên đầu ngón tay như VIB, VPBank… Năm 2017, sau “trát” yêu cầu của Bộ Tài chính, một số ông lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV… mới miễn cưỡng chi cổ tức tiền mặt.Hiện nay, đa phần các ngân hàng trên thị trường đều đang đứng trước áp lực tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2 và cách dễ nhất là phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn. Vì thế, số ngân hàng không chia cổ tức chắc chắn sẽ còn nối dài.Nhiều câu hỏi khóSau Techcombank, nhiều ngân hàng đã thông báo kế hoạch tổ chức ĐHCĐ năm 2018. Cụ thể, LienVietPostBank, MB và VIB tổ chức ĐHCĐ vào cuối tháng 3 này, Eximbank, SHB, Sacombank tổ chức ĐHCĐ vào cuối tháng 4. Ngoài những ấm ức về cổ tức, mùa ĐHCĐ năm ngoái, giá cổ phiếu đì đẹt và các giải pháp để gia tăng giá trị cổ phiếu là câu hỏi khó đã được cổ đông ngân hàng đưa ra. Tại Ngân hàng Quân đội, cổ đông đã từng rất băn khoăn với câu hỏi, vì sao quy mô vốn không thua kém đa số các ngân hàng nhưng cổ phiếu MBB vẫn chỉ ở mức “thường thường bậc trung”? Đặc biệt, với những ngân hàng mà thị giá cổ phiếu chỉ quanh quẩn quanh mệnh giá như NCB, LienVietPostBank… thì đây chắc chắn là câu hỏi khó tại mùa ĐHCĐ năm nay.Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đang thúc đẩy giá trị cổ phiếu, kéo nhóm cổ phiếu “vua” ngân hàng lấy lại phong độ sau nhiều năm chật vật trong công cuộc tái cơ cấu. Vì vậy, đây được coi là một thời điểm tốt để các ngân hàng tích cực thoái vốn và lên kế hoạch giao dịch trên sàn UpCoM hoặc niêm yết. Đến nay, ít nhất đã có 2 ngân hàng công khai kế hoạch lên sàn là TPBank và Techcombank… Tuy nhiên, thời điểm và lộ trình lên sàn cụ thể vẫn hết sức chung chung. Câu hỏi liệu kế hoạch đưa cổ phiếu ngân hàng ra biển lớn có tiếp tục lỡ hẹn cũng được cổ đông đặt ra một cách gay gắt.Tại ĐHCĐ Techcombank mới đây, ít nhất 2 cổ đông đã “chất vấn” HĐQT về việc năm 2018 không phải là năm đầu tiên Techcombank trình kế hoạch lên sàn. “Năm trước, HĐQT đã có tờ trình lên sàn và được thông qua nhưng cuối cùng đã không thực hiện được. Năm nay, HĐQT lại có tờ tình nhưng lại nói chung chung, không có gì đảm bảo là sẽ thực hiện được” - một cổ đông nói. Thậm chí, các cổ đông còn yêu cầu HĐQT đưa ra hạn chót cho việc lên sàn. Trả lời vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh khẳng định, 2018 là thời điểm phù hợp để lên sàn. Còn thời điểm cụ thể sẽ được HĐQT lựa chọn để tốt nhất cho cổ đông.
Việc cổ phiếu ế dài khi một số DN thoái vốn khỏi các ngân hàng cũng khiến nhiều cổ đông thở dài khi đặt câu hỏi về sức hấp dẫn của các cổ phiếu này trong mắt nhà đầu tư. Đơn cử, việc thoái vốn khỏi TPBank và Seabank của Mobifone đã ế hết lần này đến lần khác dù đưa mức giá rẻ hơn rất nhiều so với giá của các cổ phiếu này trên thị trường OTC. |