Một ngôi làng hoang sơ, tuyệt mỹ cùng những con người KHo chân chất, hiền hậu thật lý tưởng cho những ai đang kiếm tìm không gian yên bình.
Sau quãng thời gian đắm chìm trong thiên nhiên hoang sơ, du khách có thể thỏa thích mua sắm những đồ lưu niệm cho chuyến nghỉ dưỡng của mình tại chợ Chồm Hổm. Ở đây, nhiều mặt hàng lưu niệm lạ và độc được bày bán như tượng nhà mồ, vỏ cây, gùi, những chiếc mặt nạ nhiều hình thái khác nhau..., và không thể nào thiếu được đặc trưng của làng - các chú cù lần nhồi bông. Đây là mặt hàng bán chạy nhất ở chợ vì du khách nào tới đây cũng muốn mua cho mình một chú làm kỷ niệm. Buổi chiều bên dòng suối vắng, ngôi làng nằm yên lặng trong ánh chiều tà, thấp thoáng ánh đèn từ những mái nhà sàn, một cơn gió miên man bắt nhịp cả rừng thông hát rì rào, một thung lũng xanh bảng lảng khói chiều, những ngôi nhà gỗ cô liêu bên dòng suối vắng... Tất cả hòa nhịp vào giai điệu nên thơ lãng mạn, nơi những chàng trai cô gái tìm về đánh thức yêu đương. Đêm đến là lúc du khách và người dân làng quây quần bên bếp lửa và tham gia vào lễ hội cồng chiêng, cùng lắng nghe những câu chuyện của già làng trước nhà Rông.
Từ TP Đà Lạt ngược về hướng Tây Bắc chừng 20km, những con đường tràn ngập hoa kim châm, mimoza vàng rực cùng rừng thông hai bên đường dẫn du khách đến với làng Cù Lần. Hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mắt chúng tôi là những ngôi nhà vắt vẻo trên sườn đồi sương khói, hoặc nằm khuất mình dưới thung lũng, yên tĩnh trong rừng thông xanh ngắt. Chiếc cầu dây mềm mại nối hai bờ suối nhỏ khẽ cót két theo từng bước chân du khách vào khám phá vùng đất của đồng bào KHo hiền hậu. Thỉnh thoảng, những cơn gió nhẹ làm rụng rơi những lá thông già cùng chút se lạnh của cao nguyên Lâm Đồng khiến lòng người lâng lâng, nhẹ bẫng. Thả hồn lang thang trên con đường rải sỏi vòng vèo giữa bát ngát thông xanh, văng vẳng tiếng chim rừng thánh thót, những khóm hoa mua, hoa sim đua nhau khoe sắc tím sẽ tạo cho du khách cảm giác thật thoải mái và dễ chịu.
Không gian bình yên, lãng mạn tại làng Cù Lần.
|
Ngôi làng tồn tại từ thập niên 1960 này được đặt theo tên của loài cù lần có đôi mắt to tròn và những cây cù lần bao bọc xung quanh giữ cho vùng đất này vẻ nguyên sơ vốn có. Trước đây, cư dân KHo chủ yếu sống bằng việc canh tác, săn bắt, hái lượm, khai thác cây cù lần và nuôi những con cù lần dễ thương.
Nhờ bàn tay của những nghệ nhân có tâm huyết mà ngôi làng ngày càng có nhiều du khách biết đến và trở thành địa điểm tham quan, nghỉ mát và khám phá bao điều thú vị.