Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngày thơ Việt Nam 2010: Hướng tới đất Thăng Long – Hà Nội

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Quy mô hoành tráng hơn, nội dung cũng phong phú hơn, kết hợp từ thơ ca hiện đại đến thơ ca truyền thống, hòa quyện giữa sân khấu biểu diễn với triển lãm thơ là đặc điểm nổi bật của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 8

KTĐT - Quy mô hoành tráng hơn, nội dung cũng phong phú hơn, kết hợp từ thơ ca hiện đại đến thơ ca truyền thống, hòa quyện giữa sân khấu biểu diễn với triển lãm thơ là đặc điểm nổi bật của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 8, diễn ra trên quy mô cả nước, từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng (tức 26 đến 28 tháng 2). Ngày thơ Việt Nam 2010 là sự kiện mở màn cho hàng loạt các sự kiện văn hóa nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.


Trải dài trên quy mô cả nước


Ngày thơ Việt Nam 2010 sẽ được tổ chức khắp hầu hết các tỉnh, từ Quãng Ngãi, Hải Phòng, Phú Thọ, Sơn La, Vĩnh Phúc, Việt Bắc, Thái Nguyên... Nhưng ba điểm nhấn sẽ là thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội, diễn ra trong suốt ba ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch.Với chủ đề “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”, thành phố Hồ Chí Minh sẽ lần đầu tiên đưa các hoạt động tôn vinh thơ ca tổ chức ở Nhà hát thành phố trong suốt cả ngày 13 âm lịch. “Từ cố đô nhớ về cố đô” là chủ đề của Ngày thơ Việt Nam ở Huế. Chương trình gồm có đêm thơ trên sông Hương với các hoạt động trình diễn thơ, ngâm thơ, hát nhạc phổ thơ, thư pháp...


Hà Nội sẽ là trung tâm của Ngày Thơ Việt Nam. Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày hôm đó sẽ là một “rừng thơ” với hình thức trang trí đổi mới, trên các thân cây ở hai bên lối vào. Sẽ có 63 cây thơ đại diện cho thơ ca 63 tỉnh, thành cả nước được dựng tại đây. Cây thơ dân ca dân tộc, lễ thả thơ, trình diễn thơ, sân thơ thiếu nhi, vườn thơ đất nước, thơ được in trên gốm sứ Bát Tràng... cũng được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng sẽ góp phần làm cho Đêm hội Thơ rằm Nguyên Tiêu trở thành một Lễ hội tôn vinh thơ ca Việt Nam thực thụ.


Các hoạt động của Ngày thơ sẽ rộn ràng trong suốt ba ngày. Từ ngày 13 tháng Giêng, thơ dịch sẽ được tôn vinh. Ngày 14 tháng Giêng, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho các nhà thơ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và các nhà thơ, nhà văn mới mất. Chiều và tối ngày 14-1 tháng Giêng, tại Văn Miếu, sẽ diễn ra nhiều hoạt động tôn vinh thơ như: Khai mạc sân thơ dân tộc, đêm chung kết cuộc thi thơ sinh viên. Điểm nhấn của Ngày Thơ Việt Nam năm nay là Lễ rước lửa thiêng từ Đền Thượng ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng về Hà Nội, với các điểm dừng chân tại Việt Trì, chân cầu Thăng Long và trung tâm lễ hội là Văn Miếu. Ngọn lửa thiêng sẽ được thắp sáng trong suốt thời gian diễn ra ngày hội. Bên cạnh Lễ rước lửa thiêng còn có Lễ rước Chiếu dời đô để hướng Ngày thơ Việt Nam đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.


Mở rộng nhiều sân thơ


Ngày thơ Việt Nam 2010 không chỉ là sân chơi hay cách trình bày đối chọi của những người trẻ, người già mà còn mở rộng tới nhiều đối tượng, thể hiện xu thế hội nhập của thơ văn Việt Nam. Trong khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám năm nay sẽ có sự góp mặt của sân thơ thiếu nhi, sân thơ quốc tế...


14 giờ ngày Rằm Nguyên Tiêu (28/2), tại không gian thiêng liêng sân Thái Miếu - Văn Miếu thiếu nhi cũng sẽ tổ chức một sân thơ riêng của mình
. Lễ hội Thơ thiếu nhi được mở đầu bằng lễ thả diều. Cánh diều tuổi thơ Việt Nam sẽ bay lên cùng với câu thơ của nhà thơ Võ Quảng “Cả đất trời đang chờ đón” (Trích trong bài Ai dậy sớm). Lễ hội thơ sẽ có đại biểu của Đình Bảng, Bắc Ninh - quê hương của nhà Lý, triều đại mở đầu Thăng Long ngàn năm văn hiến.


Đến với lễ hội thơ, các em học sinh trường PTCS Thực Nghiệm sẽ trình diễn những bài thơ hay cho thiếu nhi của các nhà thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ…Thơ thiếu nhi của nhà thơ Xéc gây Mi Khan cốp (với bản dịch của Thái Bá Tân) được các em rất mến mộ và thể hiện bằng những màn trình diễn sinh động. Đến với lễ hội thơ 7 cây bút trẻ là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, cùng nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý sẽ biểu diễn tặng thiếu nhi những bài thơ mới sáng tác. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, “thần đồng” thơ sẽ có bài nói chuyện thú vị về chùm thơ về biển đảo, được sáng tác khi anh là một chiến sĩ hải quân. Sân thơ thiếu nhi trong Ngày thơ Việt Nam sẽ là nơi gặp gỡ giao lưu, tặng sách, ký tên kỷ niệm giữa các nhà thơ , gia đình các nhà thơ và các em thiếu nhi.


Sân thơ “già” năm nay sẽ chú trọng các hoạt động đọc thơ, ngâm thơ, xuyên suốt. Bên cạnh sân thơ già là s
ân thơ trẻ với ba sân khấu chính, gồm một không gian dành cho các nhà thơtrình diễn thơ trên nền nghệ thuật sắp đặt, không gian trình diễn thơ kết hợp với loại hình nghệ thuật khác, và không gian đọc và ngâm thơ truyền thống. Trong khi đó sân thơ quốc tế cũng được tổ chức bao gồm các khách mời là những nhà thơ, dịch giả nước ngoài tham dự.


Nhiều hoạt động mới lạ song luôn luôn hướng về cội nguồn, hướng về mảnh đất Thăng Long 1.000 năm văn hiến là chủ đề xuyên suốt Ngày thơ Việt Nam năm nay.