Các quốc gia cũng hạn chế xuất khẩu vũ khí cho Ả Rập, đặc biệt là ở châu Âu, kể từ khi vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump, tuy nhiên, đã nhiều lần bảo vệ Ả Rập trong vấn đề này, khẳng định các giao dịch vũ khí với Riyadh đem lại lợi ích to lớn cho xứ sở cờ hoa.
Ảnh minh họa thị phần cung cấp vũ khí cho Ả Rập của các nước trên thế giới. |
Đan Mạch và Phần Lan hôm 22/11 đã vào danh sách các nước ngừng giao dịch vũ khí mới với Ả Rập Saudi. Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết đã đóng băng các thỏa thuận mới liên quan bê bối Khashoggi và vấn đề Yemen. Phần Lan cũng cấm bán vũ khí mới cho UAE, một phần của liên minh do Saudi dẫn đầu trong cuộc xung đột Yemen.
Thông báo xuất hiện chỉ hai ngày sau khi Đức cho biết đã ngừng tất cả thỏa thuận vũ khí cho Riyadh.
Đan Mạch và Phần Lan không phải là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Ả Rập Saudi, nhưng Đức chắc chắn nằm trong thành phần đó. Berlin đã ngừng các giao dịch vũ khí mới cho Saudi Arabia, nhưng hôm 19/11 nó đã mở rộng lệnh cấm đó, bao gồm việc chuyển giao vũ khí cho các đơn đặt hàng hiện tại.
Vậy thì Ả Rập Saudi lấy vũ khí từ đâu?
Các giao dịch vũ khí thường được thực hiện bí mật hoặc ít công khai. Các Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã theo dõi các giao dịch liên quan đến vũ khí lớn, và thiết lập dữ liệu nhập khẩu Ả Rập trong thập niên vừa qua cho thấy Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất, tiếp theo là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và cuối cùng là Đức.
Nhưng nhiều nhà xuất khẩu vẫn bán cho Saudi Arabia đã giảm đáng kể nguồn cung trong những năm gần đây. Ví dụ, Anh đã chuyển giao số vũ khí trị giá 843 triệu USD trong năm 2016 nhưng gần như đã giảm một nửa giá trị đó xuống còn 436 triệu USD năm 2017, theo SIPRI.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chính của Pháp sang Ả Rập Saudi trị giá 174 triệu USD trong năm 2015 nhưng giảm xuống còn 91 triệu USD trong năm 2016 và 27 triệu USD vào năm ngoái.
Lượng xuất khẩu của Tây Ban Nha cũng giảm đáng kể trong khoảng thời gian đó, tuy nhiên chính phủ nước này đã khẳng định trong năm nay họ sẽ tiên phong ngưng các thỏa thuận với Ả Rập.
Mỹ áp đảo các nhà xuất khẩu vũ khí cho Ả Rập
Bất chấp những động thái này, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ả Rập Saudi thực tế là tăng 38% trong giai đoạn 2016-2017.
Điều này bắt nguồn từ tăng trưởng nguồn vũ khí Mỹ cung cho Ả Rập, với giá trị gần gấp đôi từ 1,8 tỷ USD lên 3,4 tỷ USD trong khoảng thời gian trên. Đức cũng tăng số lượng xuất khẩu từ 14 triệu USD lên 105 triệu USD, mặc dù dự kiến sẽ thấp hơn nhiều trong năm nay sau khi ngưng giao dịch.
Nhìn chung, không có quốc gia nào tỏ ra tiềm năng có thể soán ngôi “nhà cung cấp vũ khí chính” cho Ả Rập của Mỹ. Trong 5 năm qua, Mỹ chiếm 61% doanh thu vũ khí chính cho Saudi. Anh đứng thứ hai, với 23% thị phần, trong khi Pháp, ở vị trí thứ ba, chỉ là 4%.
Trong một tuyên bố hôm 20/11, ông Trump nói rằng việc hủy bỏ các hợp đồng vũ khí lớn với người Saudi là ngu xuẩn, và rằng: "Nga và Trung Quốc sẽ là những người hưởng lợi khổng lồ" nếu Mỹ ngừng bán hàng.
Trung Quốc cung cấp một số lượng vũ khí ở quy mô khiêm tốn cho Ả Rập Saudi, dữ liệu của SIPRI cho thấy, nhưng con số này đang gia tăng. Trong khi đó, Nga cung cấp quá ít đến mức còn không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của SIPRI.
"The details are shady and we may very well have underestimated China's role as an arms exporter to Saudi Arabia. But China doesn't come anywhere near the USA, UK or even France as arms suppliers. Still, the important point here is that Saudi Arabia has explored the possibility of diversifying its supplier base."
"Nga đã nỗ lực hết sức trong 10 đến 15 năm qua để thâm nhập thị trường vũ khí Ả Rập Saudi, nhưng không thành công. Ả Rập Saudi đã từng nhập súng trường của Nga và có thể mua một số mặt hàng khác, nhưng những giao dịch như vậy không đáng kể ", Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao về thương mại vũ khí của SIPRI và chương trình chi tiêu quân sự cho biết.
"Trung Quốc đã thực hiện một số xâm nhập đáng kể hơn vào thị trường vũ khí Saudi, đặc biệt là bán máy bay không người lái ", ông Wezeman cho biết thêm. .
"Các chi tiết rất mờ ám và chúng tôi có thể chưa đánh giá được hết khả năng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sang Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, cho đến nay Trung Quốc chưa nhích lên gần Mỹ, Anh hoặc thậm chí Pháp trong vai trò cung cấp vũ khí cho Riyadh. Điều quan trọng là Ả Rập đã khám phá khả năng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí cho bản thân.”