KTĐT - Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người già và trung niên cần ngủ nhiều như người trẻ nếu họ muốn đầu óc mình minh mẫn vào hôm sau.
Tuy nhiên, lứa tuổi này thường bị quấy rối giấc ngủ do các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Phát hiện này trái ngược hoàn toàn với niềm tin lâu nay rằng thời lượng giấc ngủ tỉ lệ nghịch với tuổi tác của con người (giảm dần khi bước vào tuổi trung niên và tuổi già).
TS Sean Drummond, chuyên gia tâm lý ĐH
Theo các nhà nghiên cứu về giấc ngủ, hầu hết chúng ta đều cần ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày. Cứ 20 người có 1 người cần ngủ 9 tiếng nhưng phải 50 người mới có 1 người chỉ cần ngủ 6 tiếng/ngày mà vẫn vui vẻ.
TS Drummond đã thử nghiệm về vai trò của giấc ngủ ở 62 tình nguyện viên (gồm 2 nhóm có độ tuổi trung bình là 27 và 68). Cả 2 nhóm đều ngủ 2 đêm trong phòng thí nghiệm - nơi các nhà khoa học đặt máy theo dõi, giám sát. Khi tỉnh giấc vào ngày hôm sau, những tình nguyện viên này sẽ được làm test về khả năng ghi nhớ danh sách các từ và các thiết bị theo dõi sẽ kiểm tra hoạt động của não.
TS Drummond nhận thấy khả năng ghi nhớ của cả 2 nhóm đều liên quan với giấc ngủ đêm hôm trước. Tuy nhiên, ở nhóm lớn tuổi, sự ảnh hưởng này rất rõ rệt. Càng ngủ nhiều vào đêm hôm trước thì chức năng não bộ càng hoạt động hiệu quả vào sáng hôm sau và khả năng học hỏi, ghi nhớ những điều mới cũng tốt hơn. Ngược lại ở nhóm trẻ, thời lượng giấc ngủ lại không có nhiều ý nghĩa. Theo các nhà nghiên cứu, giấc ngủ đã giúp củng cố não bộ, cho phép não hoạt động như 1 miếng bọt biển khô, sẵn sàng “hấp thụ” những thông tin mới.
Như vậy, người già cũng cần ngủ nhiều như người trẻ nhưng thường thì họ không thực hiện được. Nguyên nhân là do “Sự thay đổi lớn nhất, phổ biến nhất ở người già là họ thường thức dậy lúc nửa đêm”.