Trong phần chất vấn về nhóm vấn đề môi trường, nước sạch ĐB Nguyễn Văn Phong cho biết, cử tri Thủ đô quan tâm đến việc bãi rác của TP Hòa Bình gây ô nhiễm cho sông Đà, trong khi đó Hà Nội lấy nước sông Đà thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng nước của Nhân dân đang sử dụng không?
“Nhân dân rất cần câu khẳng định về chất lượng nước? Trong thời gian tới chúng ta vẫn phải khai thác nước mặt sông Đà và sông Hồng, trong tình hình ô nhiễm môi trường thì lộ trình của TP như thế nào? Sử dụng công nghệ gì để đảm bảo cung cấp nước sạch cho Thủ đô? Cử tri rất muốn TP khẳng định chất lượng nước sinh hoạt của TP đạt được yêu cầu” - ĐB Phong đặt câu hỏi.
Trước câu hỏi của ĐB Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục khẳng định: 7 mẫu nước chúng tôi xét nghiệm thì cả 7 mẫu này đều đạt yêu cầu. Trong thời gian tới, về công suất có đảm bảo được không? Trước mắt giai đoạn đầu 2020 chúng ta đảm bảo đạt được công suất với hai nhà máy nước mặt, công suất 980.000 m3 ngày đêm. Còn một số đô thị hiện nay chưa có nước mà vẫn dùng giếng khoan cần được bổ sung…
Cũng theo ông Dục, qua kiểm tra, tất cả các kết quả kiểm tra từ nước thô đến nước sạch đều đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam về nước sạch dùng cho sinh hoạt với trên 78 chỉ tiêu về hóa, lý, vi sinh đều nằm trong giới hạn cho phép.
Cũng liên quan đến việc nước sông Đà ô nhiễm, sau khi có thông tin phản ánh, UBND TP đã giao các sở, ngành kiểm tra và tiến hành lấy mẫu nước đầu vào (nước thô), đầu ra (nước sạch) tại Nhà máy nước Hòa Bình để tiến hành xét nghiệm chất lượng nước, qua phân tích chất lượng nước được đảm bảo. UBND TP cũng đã chỉ đạo Vinaconex, Viwasupco làm việc với các sở, ngành liên quan của tỉnh Hòa Bình, TP Hòa Bình để có các giải pháp bảo đảm an toàn nguồn nước mặt sông Đà cung cấp cho Nhà máy nước Hòa Bình. Mặt khác, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty Viwasupco (Vinaconex) chủ động đưa ra các giải pháp bảo vệ anh ninh nguồn nước như: Chủ động quan trắc chất lượng nguồn nước thô tại cửa thu; xây dựng chương trình kế hoạch cấp nước an toàn, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước… Công ty kết hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra hồ Đầm Bài, tuần tra bảo vệ các khu vực xung quanh hồ. Thông qua chính quyền địa phương sở tại để tăng cường vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ an ninh, an toàn nguồn nước, ký kết biên bản với từng hộ dân sống quanh lưu vực hồ Đầm Bài, Kênh dẫn nước thô về cam kết không xả thải rác, các chất nguy hại xuống hồ, đánh bắt thủy hải sản… Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng cũng cho biết, về chỉ tiêu đạt nước sạch, theo NQ của HĐND TP năm 2013 đã khẳng định, 10 quận nội thành phải đạt 98% và đến nay 10 quận đó, trừ một phường trên địa bàn Quận Tây Hồ thì đều đạt chỉ tiêu, thấp nhất từ 70-80%. “Nguồn nước chúng ta đảm bảo được cho hai quận mới và giờ chỉ cần đảm bảo thi công phân phối và hệ thống phục vụ, chúng tôi phấn đấu đáp ứng được 90%” - ông Dục nhấn mạnh. Đối với câu hỏi của ĐB Phạm Xuân Tài về việc khi kiểm tra 19 nhà máy, nhiều trạm cấp nước có chất lượng nước không đảm bảo? Nước sinh hoạt không đảm bảo như vậy có nguyên nhân gì? Trách nhiệm thuộc về cơ quan nào?
Cũng theo ĐB Tài trên địa bàn huyện thường tín có 17 xã ven sông Nhuệ và sông Tô Lịch, người dân sử dụng nguồn nước ngầm và nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, cử tri kiến nghị nhiều năm nhưng TP và các cơ quan chức năng chưa có giải pháp cụ thể và trước mắt để giải quyết nước sinh hoạt cho người dân thuộc 17 xã trên như thế nào?
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, hiện nay TP đã chỉ đạo khu vực Nam Đô thay đổi toàn bộ, tổng vệ sinh khu vực đó từ nguồn nước đến máy nước của từng hộ dân và đã đạt được yêu cầu. Còn Công ty Vinaconex vẫn đang tiếp tục triển khai các công việc theo yêu cầu, chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi. Khu vực Thường Tín thuộc nước sạch nông thôn, Sở cũng kiến nghị cần tăng cường hệ thống công nghệ mới để giải quyết NH4 và asen.
Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng cũng cho biết thêm, về trách nhiệm của mình Sở sẽ đôn đốc các công ty nguồn nước mạch của sông Đà để đạt được 90% nước sạch, đảm bảo không bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, trước việc các đại biểu nêu cử tri mong muốn cùng với ngành điện thì ngành nước cũng là ngành dịch vụ nhưng cắt nước không báo trước, cung cấp nước không đạt chất lượng… vậy trách nhiệm thuộc cơ quan nào? Liệu có phải thông báo trước cho dân không? Như ngành điện nếu có sự cố thì phải đền bù, vậy trong quy định của ngành nước có quy định này không?
Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, về cắt nước của công ty nước sạch, việc điều độ, sửa chữa các trạm dẫn đến đình trệ nước, với ngành điện đã công khai thì ngành nước cũng phải thông báo. Ở các phường đã thực hiện thông báo mất nước cho Nhân dân. “Về quy định, nếu có sự cố, chúng tôi sẽ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân nằm trong bộ phận phân phối, điều độ của công ty nước sạch” - Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề nước sạch nông thôn, theo ĐB Chu Sơn Hà trong nghị quyết của HĐND TP có chỉ tiêu về sử dụng nước sạch cho TP việc chỉ đạo cho đến giờ phút này, trực tiếp là Sở Xây dựng đã tham mưu HĐND về NQ đã ban hành? Đến nay còn bao nhiêu công trình đảm bảo nước sạch cho nông thôn đã triển khai theo quy trình nhưng chưa thực hiện được theo lộ trình, tiến độ? Kinh phí và lãng phí cho các công trình trên như thế nào? Giải pháp thời gian tới? Đến bao giờ công trình phục vụ cho nông thôn tại Quốc Oai và các xã ở Thạch Thất được hoàn thành?
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt cho biết, về chỉ tiêu nước sạch, UBND TP đã chia tách ra nhiều đơn vị, trong đó có Sở NN&PTNT. Trong năm 2012, Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 6 dự án thí điểm cấp nước sạch liên xã trên địa bàn các huyện Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên và huyện Mỹ Đức, cung cấp nước sạch cho khoảng 252.000 người. Đến nay, các dự án trên đã hoàn thành công tác lập Thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán xây dựng công trình và đã tiến hành các thủ tục để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Theo kế hoạch, các dự án trên sẽ tiển khai thực hiện trong năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2014 và năm 2015 do nguồn vốn khó khăn nên Thành phố chưa bố trí được nguồn vốn để triển khai thực hiện, do đó dự án thực hiện bị chậm tiến độ đề ra.
Phó Chủ tịch UBND TP Cũng cho biết, để hỗ trợ thành phố Hà Nội xây dựng các trạm cung cấp nước sạch nông thôn, Chính phủ hỗ trợ khoảng 650 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Thế giới để xây dựng 6 dự án cấp nước sạch tập trung liên xã, cung cấp nước sạch cho khoảng 180.000 người. Đến nay, UBND TP đã cho phép chuẩn bị đầu tư 6 dự án tại các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thường Tín và Chương Mỹ; đã phê duyệt đầu tư xây dựng 4 dự án tại huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ và Thanh Oai. Đang triển khai thi công 1 dự án huyện Ba Vì và đang tiến hành các thủ tục để triển khai thi công 3 dự án tại huyện Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai.
Liên quan đến các trạm cấp nước sạch xây dựng dở dang, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cho biết, UBND TP đã có quyết định giao 11 trạm cho các doanh nghiệp tiếp nhận, đầu tư quản lý khai thác. Đến nay trong số 11 trạm giao cho các Doanh nghiệp đã có 8 trạm cấp nước đã đi vào hoạt động cung cấp nước sạch cho khoảng 60.000 người; 2 trạm đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến trong quý I năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động phục vụ cấp nước cho nhân dân. Đối với một số trạm cấp nước còn lại, UBND TP tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp nhận đầu tư hoàn thiện và quản lý khai thác theo quy định.
Trước câu hỏi của ĐB Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục khẳng định: 7 mẫu nước chúng tôi xét nghiệm thì cả 7 mẫu này đều đạt yêu cầu. Trong thời gian tới, về công suất có đảm bảo được không? Trước mắt giai đoạn đầu 2020 chúng ta đảm bảo đạt được công suất với hai nhà máy nước mặt, công suất 980.000 m3 ngày đêm. Còn một số đô thị hiện nay chưa có nước mà vẫn dùng giếng khoan cần được bổ sung…
Cũng theo ông Dục, qua kiểm tra, tất cả các kết quả kiểm tra từ nước thô đến nước sạch đều đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam về nước sạch dùng cho sinh hoạt với trên 78 chỉ tiêu về hóa, lý, vi sinh đều nằm trong giới hạn cho phép.
Cũng liên quan đến việc nước sông Đà ô nhiễm, sau khi có thông tin phản ánh, UBND TP đã giao các sở, ngành kiểm tra và tiến hành lấy mẫu nước đầu vào (nước thô), đầu ra (nước sạch) tại Nhà máy nước Hòa Bình để tiến hành xét nghiệm chất lượng nước, qua phân tích chất lượng nước được đảm bảo. UBND TP cũng đã chỉ đạo Vinaconex, Viwasupco làm việc với các sở, ngành liên quan của tỉnh Hòa Bình, TP Hòa Bình để có các giải pháp bảo đảm an toàn nguồn nước mặt sông Đà cung cấp cho Nhà máy nước Hòa Bình. Mặt khác, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Công ty Viwasupco (Vinaconex) chủ động đưa ra các giải pháp bảo vệ anh ninh nguồn nước như: Chủ động quan trắc chất lượng nguồn nước thô tại cửa thu; xây dựng chương trình kế hoạch cấp nước an toàn, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước… Công ty kết hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra hồ Đầm Bài, tuần tra bảo vệ các khu vực xung quanh hồ. Thông qua chính quyền địa phương sở tại để tăng cường vận động tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ an ninh, an toàn nguồn nước, ký kết biên bản với từng hộ dân sống quanh lưu vực hồ Đầm Bài, Kênh dẫn nước thô về cam kết không xả thải rác, các chất nguy hại xuống hồ, đánh bắt thủy hải sản… Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng cũng cho biết, về chỉ tiêu đạt nước sạch, theo NQ của HĐND TP năm 2013 đã khẳng định, 10 quận nội thành phải đạt 98% và đến nay 10 quận đó, trừ một phường trên địa bàn Quận Tây Hồ thì đều đạt chỉ tiêu, thấp nhất từ 70-80%. “Nguồn nước chúng ta đảm bảo được cho hai quận mới và giờ chỉ cần đảm bảo thi công phân phối và hệ thống phục vụ, chúng tôi phấn đấu đáp ứng được 90%” - ông Dục nhấn mạnh. Đối với câu hỏi của ĐB Phạm Xuân Tài về việc khi kiểm tra 19 nhà máy, nhiều trạm cấp nước có chất lượng nước không đảm bảo? Nước sinh hoạt không đảm bảo như vậy có nguyên nhân gì? Trách nhiệm thuộc về cơ quan nào?
ĐB Chu Sơn Hà chất vấn về nội dung nước sạch nông thôn. |
Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt trả lời chất vấn về vấn đề nước sạch nông thôn.
|