Tại sao mùa lạnh dễ bị viêm mũi xoang?
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay nhiệt độ: Không khí lạnh, hanh khô tác động trực tiếp đến mũi, khiến niêm mạc mũi vốn đã mỏng lại càng dễ bị tổn thương gây viêm, đau mũi. Hơn nữa không khí khô hơn làm cho lớp chất nhầy trong mũi của bạn bị khô và chất nhầy đặc lại. Điều này dẫn đến tăng khả năng tắc nghẽn và nhiễm trùng.
Hệ miễn dịch suy giảm: Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, hệ miễn dịch của cơ thể thường suy yếu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại tấn công và hình thành bệnh.
Vi khuẩn/virus: Thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển. Chúng tấn công màng mũi, gây viêm và tắc nghẽn có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang.
Cơ địa dễ bị dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng như dị ứng thời tiết thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bụi, lông động vật: Vào mùa đông, chúng ta đóng cửa sổ nhiều hơn, có xu hướng ít dọn dẹp hơn những mùa ấm áp nên không khí không được lưu thông tốt, bụi bẩn và lông động vật tích tụ (ô nhiễmdễ gây ra nhiều vấn đề hô hấp.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị viêm xoang khác như: Không giữ ấm cơ thể đúng cách, vệ sinh mũi họng kém…
Mẹo phòng ngừa bệnh xoang vào mùa lạnh:
Giữ ấm cơ thể
Để phòng ngừa viêm xoang tái phát trong mùa lạnh, bạn cần chú ý việc giữ ấm cơ thể. Bạn nên lưu ý mặc áo ấm, dùng khăn choàng cổ để giúp cho vùng cổ họng, ngực tránh khỏi không khí lạnh. Khi ra đường lúc trời lạnh như buổi sáng hoặc tối bạn cũng nên mang khẩu trang dày để tránh không khí lạnh xâm nhập trực tiếp vào vùng mũi họng. Điều này còn giúp vùng mũi tránh được tình trạng khô không khí lạnh, duy trì được nhiệt độ và độ ẩm ở mức ổn định.
Tắm nước nóng
Sử dụng nước nóng khi tắm là một trong những cách để giúp cho cơ thể tránh được tình trạng bị nhiễm lạnh gây tái phát bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, khi tắm thì cần chú ý tránh gió lùa để không gây cảm lạnh. Ngoài ra, khi tắm xong bạn cần nhanh chóng lau thật khô vùng đầu, mặt, cổ và mặc quần áo ấm.
Vệ sinh vùng họng và răng miệng
Khi hít thở, ăn uống, khoang miệng của bạn là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn từ môi trường ngoài xâm nhập vào. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu đến các bộ phận tai mũi họng của bạn. Bạn nên vệ sinh khoang họng và răng miệng hằng ngày sẽ giúp cho làm sạch được các vi khuẩn còn đọng trong khoang miệng. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ, sau các bữa ăn và chú ý súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng.
Vệ sinh mũi
Rữa mũi viêm xoang cũng quan trọng không kém so với vệ sinh vùng họng và răng miệng. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorua 0,9%. Đây là loại dung dịch có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể, giúp làm sạch vùng mũi một cách nhẹ nhàng, tránh tình trạng kích ứng niêm mạc vùng mũi họng.
Làm ấm vùng mũi vào mỗi sáng
Buổi sáng khi ngủ dậy, bạn có thể xoa hai bàn bàn tay lại với nhau cho ấm rồi chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng sau. Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng 2-3 phút để giúp cho vùng mũi được làm ấm, tránh sự thâm nhập của không khí lạnh vào bên trong khoang mũi.
Ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ
Ngâm chân vào mỗi tối trước khi ngủ là một trong những phương pháp giúp giữ ấm chân và cơ thể. Bạn có thể cho một muỗng cà phê muối tinh vào thau nước ấm và ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Sau khi ngâm chân, bạn nên lau chân thật khô rồi mang thêm vớ để giữ ấm chân khi ngủ.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị viêm xoang nên chú ý bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng bảo vệ trước các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn cũng nên chú ý bệnh viêm xoang kiêng ăn gì và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.