Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiếp ảnh gia Réhahn: Tôi biết ơn phụ nữ Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bức ảnh cụ bà Hội An trong bộ ảnh “Nụ cười ẩn giấu” (Hidden Smile) của nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn Croquevielle.

Nhiếp ảnh gia Réhahn: Tôi biết ơn phụ nữ Việt Nam - Ảnh 1Trò chuyện với báo Kinh tế & Đô thị sau lễ trao tặng bức ảnh “Nụ cười ẩn giấu” cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn rất thành thật khi nói rằng: “Tôi biết ơn phụ nữ Việt Nam, bởi họ đã giúp tôi có được những bức ảnh ghi dấu ấn trong làng nhiếp ảnh thế giới”.

Tại sao “Nụ cười ẩn giấu” lại được báo chí Mỹ bình chọn là bức ảnh “Bà cụ đẹp nhất thế giới”, thưa ông?

- Mùa hè năm 2011, tôi chuyển tới sống tại Hội An và tình cờ gặp bà Bùi Thị Xong, người chèo đò đưa khách du lịch thưởng ngoạn trên sông Hoài. Khi tôi giơ máy ảnh lên chụp, bà cụ liền giơ tay che mặt vì xấu hổ, nhưng ánh mắt vẫn sáng lên nụ cười tự tin. Tôi đặt tên cho bức ảnh là “Nụ cười ẩn giấu”. Đây là bức ảnh tôi tâm đắc nhất trong số hơn 60.000 bức ảnh chụp tại Việt Nam, và tôi đã lấy tác phẩm này làm bìa cho cuốn sách ảnh đầu tiên của mình “Vietnam - Mosaic of Contrasts” (Việt Nam - Những mảnh ghép tương phản). Ngay sau đó, “Nụ cười ẩn giấu” đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các phương tiện truyền thông quốc gia và quốc tế như National Geo, BBC, Los Angeles Times… Đơn vị truyền thông đầu tiên đưa bức ảnh này của tôi đến với công chúng là National Geo của Pháp. Sau đó, các biên tập viên của tờ tạp chí du lịch hàng đầu trên thế giới này đã bình chọn đây là bức ảnh của tháng. Từ đó, bức ảnh trở nên nổi tiếng. Tôi nghĩ, báo giới Mỹ bình chọn tác phẩm này là bức ảnh “Bà cụ đẹp nhất thế giới” vì họ hiểu được thông điệp tôi muốn truyền tải. Đó là, người phụ nữ Việt Nam rất can đảm, mạnh mẽ, dễ thương và chăm chỉ trong công việc. Vẻ đẹp của bà Xong là vẻ đẹp không tuổi tác, đồng thời khẳng định, phụ nữ đẹp không nhất thiết phải gắn liền với quần áo thời trang hay son phấn mà chính là vẻ đẹp tâm hồn.
Bức ảnh cụ bà Hội An trong bộ ảnh “Nụ cười ẩn giấu” (Hidden Smile) của nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn Croquevielle.
Kinhtedothi - Bức ảnh cụ bà Hội An trong bộ ảnh “Nụ cười ẩn giấu” (Hidden Smile) của nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn Croquevielle.
Là một trong 4 nhiếp ảnh gia chụp chân dung đẹp nhất thế giới năm 2014 cùng với Steve McCurry, Jimmy Nelsson, Lee Jeffries, đâu là bí quyết giúp ông "bắt" được linh hồn nhân vật của mình?

- Để chụp được một bức ảnh đẹp không thể chụp nhanh chóng trong vòng 1 - 2 phút mà phải kết nối và thiết lập được mối quan hệ với nhân vật. Một bức ảnh chân dung đẹp phải truyền tải được xúc cảm của nhân vật. Thật may, bà Xong là người rất vui vẻ, dễ chịu. Trong 30 phút trò chuyện với bà, càng về sau, những bức ảnh càng đẹp.

Dân nhiếp ảnh thế giới đánh giá, phong cảnh Việt Nam rất đẹp, tại sao ông lại ưu tiên ảnh chân dung mà không phải vẻ đẹp thiên nhiên?

- Tôi cũng có nhiều bức ảnh chụp phong cảnh Việt Nam, nhưng với tôi, chân dung là phương tiện để nắm bắt khoảnh khắc một cách hữu hiệu nhất và không thể có được khoảnh khắc ấy thêm lần nào nữa. Còn nếu chụp phong cảnh, có thể quay lại nơi đó và vào thời điểm tương tự. Với tôi, bức chân dung luôn truyền tải câu chuyện về một con người mà tôi coi mình là một người sưu tầm câu chuyện. Thế nên, chân dung là hình thức chụp tôi yêu thích nhất và chân dung chiếm phần lớn trong số hơn 60.000 bức ảnh của tôi chụp tại Việt Nam.

Tại sao ông quyết định tặng bức ảnh “Nụ cười ẩn giấu” cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam?

- Tôi đến Việt Nam năm 32 tuổi. Khi ấy, tôi muốn thay đổi cuộc sống của mình. Ở bên Pháp, tôi đã có một DN và kiếm được rất nhiều tiền. Thế nhưng, tôi không muốn sống theo cách như vậy, tôi muốn tìm một cuộc sống mới. Đến Việt Nam, tôi không ngờ rằng mình đã có một cuộc sống tốt đẹp như vậy. Tôi nghĩ rằng, nghĩa vụ của tôi là phải tặng một món quà cho đất nước đã mang đến cuộc sống ý nghĩa, nơi tôi sống rất thoải mái bằng nghề của mình. Tất nhiên, tôi vẫn yêu nước Pháp, còn Việt Nam là quê hương thứ hai, nơi nuôi dưỡng tâm hồn tôi từng ngày.

Xin cảm ơn ông!