Nhiều phương thức, thủ đoạn mới
Nói về việc an toàn trong hoạt động quản lý gửi tiết kiệm, ông Nguyễn Đức Long - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, hiện đã quy định đầy đủ, chi tiết rất chặt chẽ và yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành công khai. Tuy nhiên, thời gian qua, qua rà soát có thể thấy nhiều vụ việc xảy ra, trong thực tế có trường hợp khách hàng đã ký sẵn vào chứng từ do cán bộ đưa ra và cán bộ đã sử dụng chứng từ này để rút tiền; công tác sơ hở một số cán bộ lấy trộm mật khẩu của lãnh đạo; giả mạo chữ ký khách hàng.
Các dịch vụ tiện ích, thanh toán trực tuyến đang là xu hướng phát triển của các ngân hàng. Ảnh: Chiến Công |
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, các ngân hàng trong những năm qua đã nhanh chóng nhìn nhận và nắm bắt được cơ hội phát triển trên nền tảng công nghệ. Nhất là xu hướng tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì quá trình này sẽ cần diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình an ninh, tội phạm trên thế giới và trong nước gia tăng, tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hàng ngày càng diễn biến phức tạp. Đơn cử, như sự phát triển của ngân hàng số cũng đi kèm không ít thách thức như các vụ tấn công an ninh mạng vào các tổ chức tài chính, ngân hàng ngày càng phức tạp, phát tán virus mã độc qua các ứng dụng, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận, lừa đảo trực tuyến…Đẩy mạnh ứng dụng công nghệPhó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, trong nhiều năm qua, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam luôn ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm an ninh thông tin, dữ liệu ngân hàng.Trên cơ sở đó, NHNN xác định cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, trong đó tập trung vào 6 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy định của NHNN cũng như các quy trình, quy định nội bộ của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo chặt chẽ, minh bạch, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong các hoạt động nghiệp vụ. Thứ hai, tăng cường giáo dục cán bộ, nhân viên trong hệ thống ngân hàng nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, nâng cao tinh thần cảnh giác, ngăn ngừa mọi diễn biến phức tạp có thể xảy ra ảnh hưởng đến cán bộ, tài sản và uy tín hoạt động ngân hàng. Thứ ba, coi trọng trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện kịp thời sai phạm trong các giao dịch hoạt động ngân hàng.Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, điều kiện phương tiện làm việc, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng; triển khai áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Thứ năm, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nắm bắt những kiến thức cần thiết về tài chính, ngân hàng, các quy định của pháp luật trong giao dịch ngân hàng, những thủ đoạn của bọn tội phạm, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa rủi ro, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng.
"Bảo đảm an toàn, an ninh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng tại các ngân hàng. Do đó, mục tiêu được NHNN đặt ra là xây dựng và hoàn thiện một hệ thống thanh toán có tỷ lệ an toàn cao nhất, bảo vệ tài sản và đảm bảo quyền lợi của khách hàng tốt nhất." - Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh |