“Nhờ sự hỗ trợ từ ngân hàng, không ít dự án trùm mềm đã “vượt cạn” thành công. Tuy
nhiên, nếu đã đang và sẽ đầu tư vào các dự án vay vốn, thế chấp với ngân hàng, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng để tránh tổn hại lợi ích cao nhất” – là nhận định của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam trong buổi phóng vấn gần đây với báo Kinh tế & Đô thị.Ông đánh giá như thế nào về vị trí của nguồn vốn ngân hàng trong đầu tư BĐS?Trên thực tế, việc sử dụng vốn vay chính yếu nhất từ ngân hàng là vô cùng cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai nhiều dự án trong thị trường BĐS Việt Nam. Điều này cũng là thực tế chung của thị trường BĐS ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Cấu trúc nguồn vốn cho BĐS hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào hai nguồn chính là từ ngân hàng và vốn huy động từ người dân. Trong đó, có tới hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh BĐS là vốn vay ngân hàng. Báo cáo từ các ngân hàng hiện nay cho thấy, dòng tín dụng đổ vào BĐS, xây dựng không được phân định rạch ròi nên khó có thể thống kê và đánh giá hết được liệu có bao nhiêu % vốn tín dụng dành cho BĐS. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng trong hệ thống đang có mức độ tập trung vốn vào BĐS khá lớn. Nguồn vốn quan trọng nhất cho thị trường BĐS năm 2017 vẫn là từ ngân hàng, nhưng nguồn vốn này sẽ không thuận lợi như năm 2016.Việc các doanh nghiệp địa ốc nợ và thế chấp ngân hàng liệu có tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng không, thưa ông?Về bản chất, nợ và thế chấp ngân hàng không phải là xấu mà chỉ là một công cụ vốn tài chính cho nhà phát triển dự án và yêu cầu họ phải đảm bảo được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và dòng tiền ổn định để chi trả phần lãi trên vốn vay. Đây chính là điểm mấu chốt thành bại của nhiều dự án khi mà những chủ đầu tư quản lý không tốt được tài chính của mình cũng như việc triển khai dự án một cách hiệu quả dẫn tới việc thiếu vốn. Minh chứng cho điều này là không thiếu trên thị trường BĐS Việt Nam khi những bức tranh kinh tế vĩ mô và thị trường thay đổi liên tục theo thời gian và các nhà đầu tư không chuyển mình theo được với những thay đổi này.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Đầu tiên, chúng ta có thể xét đến ý nghĩa nhân văn và xã hội khi đơn vị đầu tư dự án có thể chứng tỏ năng lực “vượt cạn” rất đáng khích lệ, tránh được sự lãng phí về quỹ đất. Thêm vào đó, hiện tại doanh nghiệp và dự án “hồi sinh” nào có ngân hàng bảo lãnh, cung cấp tín dụng cũng đã khẳng định được phần nào mặt uy tín đối với khách hàng. Bởi quy trình xét duyệt, thẩm định của những ngân hàng lớn luôn diễn ra hết sức gắt gao, và việc tái đầu tư chỉ được thực hiện khi dự án chứng tỏ được tiềm năng có thật của mình, với những sản phẩm đã được tái cơ cấu, thay đổi thiết kế, chiến lược kinh doanh… để có một diện mạo và tương lai mới. Nếu đặt ra câu hỏi làm như thế nào để có thể đầu tư một cách an toàn vào những dự án sử dụng dòng vốn vay thì quan trọng nhất là phải định nghĩa rõ sự an toàn đối với từng trường hợp và từng nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư khác nhau với mục tiêu và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau thì định nghĩa an toàn cũng sẽ không đồng nhất. Tuy vậy, nhìn chung một trong những rủi ro trong đầu tư kinh doanh BĐS thường đến từ mặt tiến độ pháp lý của dự án và khi tham gia góp vốn thì nhà đầu tư phải nắm rõ dự án đang ở giai đoạn nào trong tiến độ hoàn thành, còn những giấy tờ nào cần phải có và sức khỏe tài chính trong suốt thời gian thực hiện. Sau khi đã nắm rõ những yếu tố này, nhà đầu tư hoàn toàn có thể phân tích và đưa ra được quyết định phù hợp nhất.Xin cảm ơn ông!