Nhiều mô hình được đánh giá cao như mô hình chăm sóc thanh long năm thứ 2, quy mô 13,3ha tại Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất; Trình diễn giống lúa mới cấy bằng máy, quy mô 140ha tại Phúc Thọ, Chương Mỹ, Mỹ Đức; Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp với máy làm đất, quy mô 13 máy tại Phú Xuyên, Đông Anh, Ứng Hòa, Thường Tín; Trồng ngô nếp lai chất lượng, khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu, khoai lang chất lượng vụ Đông trên đất 2 lúa, quy mô 130ha tại Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm... Dự trữ lưu thông để bình ổn giá lương thực Bộ NN&PTNT vừa có quyết định phê duyệt Đề án dự trữ lưu thông để bình ổn giá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn miền Bắc và miền Trung của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc. Mục tiêu của Đề án là đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực trên địa bàn các tỉnh miền Bắc và miền Trung khi xảy ra thiên tai, lụt bão, mất cân đối cung cầu đột biến, ảnh hưởng đến đời sống người dân và tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời thực hiện có hiệu quả các hoạt động điều tiết cân đối cung cầu lương thực, góp phần bình ổn thị trường. Lương thực cần tập trung dự trữ lưu thông nhằm mục đích bình ổn giá là gạo tẻ thường; đảm bảo an ninh lương thực gồm gạo tẻ thường, ngô và sắn.
Xây dựng 31 vùng rau an toàn tập trung Triển khai Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015, đến nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã lập được 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.080ha.
Chi cục đã phối hợp với các địa phương rà soát, xác định, thẩm định, cấp giấy chứng nhận cho 431ha, nâng diện tích RAT lên 4.931ha. Bên cạnh đó, Chi cục tiến hành gắn tem nhãn nhận diện RAT cho 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT trên điạ bàn TP. Thực hiện giám sát sản xuất 171,5ha RAT VietGAP ở 21 vùng và 12ha rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân (Sóc Sơn). Phối hợp quản lý 2 vùng sản xuất RAT tập trung tại xã Vân Côn (Hoài Đức) và xã Vân Phúc (Phúc Thọ).