Các ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để doanh nghiệp tiếp cận được vốn. Ảnh: Việt Hùng
|
Cụ thể, DNNVV là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhưng cũng là khu vực tập trung nhiều nợ xấu nhất. Việc một mặt khuyến khích cho vay đối với khu vực này, mặt khác lại khống chế tỷ lệ nợ xấu là rất khó thực hiện. Bởi vậy, Chính phủ cần có nhiều chính sách khuyến khích cho vay đối với các DNNVV hơn nữa.
Bài học tương tự cũng đã xảy ra ở Trung Quốc đầu những năm 2000. Thời điểm đó, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng phải khống chế tỷ lệ nợ xấu, đồng thời để kích thích tăng trưởng kinh tế thì phải khuyến khích ngân hàng tăng cho vay. Để hạn chế rủi ro, các Ngân hàng Trung Quốc đã tập trung cho vay các DN lớn và cho vay cá nhân. Điều này dẫn đến hệ quả, khi khối DNNVV của Trung Quốc gặp khó khăn trong thời gian qua và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này.
Ông có lời khuyên nào với Việt Nam trong việc giải quyết tận gốc những vấn đề của nợ xấu?
- Để giải quyết tận gốc những vấn đề nợ xấu thì không chỉ cần sự nỗ lực của Nhà nước mà còn cần toàn bộ các bộ, ngành liên quan. Việc đầu tiên là xây dựng một khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho việc giải quyết nợ xấu như cho phép mua bán nợ dễ dàng hơn, đàm phán lại các khoản vay, hoán đổi nợ thành vốn cổ phần hoặc là có động lực ưu đãi thuế cho các thương vụ chuyển nhượng nợ xấu. Sau nữa, nếu chỉ để nợ xấu ở đó thì không thể giải quyết được, phải có các biện pháp như tăng vốn, đưa thêm mô hình mới, ý tưởng kinh doanh mới vào. Một số nước khác họ đã cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào mua bán nợ xấu.
Xin cảm ơn ông!