Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhiều nội dung của Luật Thủy sản không còn phù hợp

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết 12 năm thi hành Luật Thủy sản, nhằm đánh giá tình hình thi hành luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản phục vụ việc xây dựng Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).

Sau 12 năm triển khai Luật Thủy sản, đến nay hệ thống chính sách phát triển thủy sản được ban hành tương đối đầy đủ, các chương trình, đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện tương đối hiệu quả.
Nhiều nội dung của Luật Thủy sản không còn phù hợp - Ảnh 1
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành 19 Nghị định, 32 Quyết định và Bộ NN&PTNT đã ban hành 67 văn bản. Ở cấp địa phương đã ban hành 350 văn bản quy phạm pháp luật và hàng trăm văn bản khác để hướng dẫn…

Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tiệt chủng.

Đến nay, cả nước có hơn 117.000 tàu cá, trong đó số tàu trên 90 mã lực tăng mạnh. Về nuôi trồng thủy sản, Luật Thủy sản góp phần đưa nghề nuôi trồng thủy sản từ chỗ là một nghề mang tính chất tự cung tự cấp trở thành môt ngành sản xuất hàng hóa. Thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng mở rộng, giúp đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2,6 tỷ USD năm 2009 lên gần 8 tỷ USD vào năm 2014.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sau 12 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Luật Thủy sản 2003 không còn phù hợp hoặc do thực tiễn phát sinh yêu cầu đòi hỏi cần bổ sung.

Một số đại biểu cho rằng, việc sửa đổi bổ sung luật mới phải giải quyết các vấn đề bức thiết đang trong cuộc sống đang đặt ra như: Quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, quản lý giống và các vật tư thủy sản trong nuôi trồng, điều kiện nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, trong quá trình sửa đổi Luật Thủy sản mới phải đáp ứng yêu cầu đồng bộ với các Luật như: Đa dạng sinh học, Luật Đất đai, Luật Biển, Luật An toàn thực phẩm... đồng thời đảm bảo tuân thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.