Qua đó, nhằm tuyên truyền mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ về các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, qua đó nâng cao nhận thức và kêu gọi mọi người cùng chung tay vào các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu.
Sau 5 phát động, Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo của thanh thiếu nhi, bước đầu lan tỏa đến cộng đồng, xã hội, với 125 tác phẩm của các tác giả là sinh viên, học sinh, doanh nghiệp và cơ quan sự nghiệp hành chính trên cả nước được gửi về. Các tác phẩm dự thi đã thu hút 2 triệu lượt người tiếp cận; 126 nghìn lượt người tương tác trên mạng xã hội Facebook. Trong đó, nhiều tác phẩm dự thi có những ý tưởng đề xuất những hành động rất cụ thể có khả năng ứng dụng. Đặc biệt, thí sinh dự thi nhỏ tuổi nhất Cuộc thi là những học sinh lớp 10 đến từ trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh); THPT Marie Curie (Hà Nội); Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ (Hà Nội).
|
Ủy viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Trung ương Đoàn, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Nguyễn Bình Minh phát biểu tại buổi lễ |
Trong thời gian diễn ra cuộc thi đã xuất hiện những chủ đề gần gũi, hành động nhỏ nhưng có giá trị giáo dục và khả năng nhân rộng; nhiều mô hình, giải pháp được cộng đồng mạng đánh giá cao và chia sẻ rộng rãi, trở thành tư liệu áp dụng tại địa phương tiêu biểu như: Tác phẩm “Trồng rừng ven biển” của tác giả Thanh Hoàng Nên, tạo bức tường chắn sóng, giữ đất, tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn, bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trước sự tác động của biến đổi khí hậu. Tác phẩm “Thùng cá ăn rác” của Tuổi trẻ Sơn Viên, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, chế tạo thùng rác con cá làm bằng tre nứa đặt tại các điểm đen về rác và bờ biển để người dân bỏ rác thải nhựa. Hay “Rơm rạ và bài toán xử lý” của Vũ Trung Kiên với giải pháp thu gom rơm rạ để hạn chế nạn đốt rơm bừa bãi, sau đó, xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học, sau khi ủ thành công sẽ tặng và bón phân miễn phí cho bà con nông dân trên địa bàn, góp phần làm giảm tình trạng sử dụng chất kích thích, phân bón vô cơ trên đồng ruộng, làm lợi cho nguồn đất.
Từ 125 tác phẩm dự thi, Ban giám khảo đã chấm điểm, lựa chọn 12 giải thưởng. Trong đó, giải Nhất thuộc về Đoàn xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An với tác phẩm “Đường băng cản lửa phòng hộ cứu rừng”; tác giả Vũ Trung Kiên, Trường Đại học Sao Đỏ, tỉnh Hải Dương với tác phẩm “Rơm rạ và bài toán xử lý” giành giải Nhì; Ba giải Ba thuộc về: anh Nguyễn Hữu Hiếu, Công an tỉnh Gia Lai với tác phẩm “Đi xe đạp bảo vệ môi trường”; chị Trương Thị Minh Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội với tác phẩm “Tận dụng năng lượng mặt trời để dần thay thế năng lượng hóa thạch” và tác giả Nguyễn Vũ Thiên Phước, trường Tiểu học Thiên Hộ Dương, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Chia sẻ với báo chí, Ủy viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Trung ương Đoàn, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Nguyễn Bình Minh cho biết: Thành công của cuộc thi đã tạo được môi trường để các bạn trẻ phát huy sức sáng tạo, tham gia đề xuất các giải pháp cụ thể vào một vấn đề mang tính toàn cầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, là sự tham gia phối hợp hiệu quả, trách nhiệm của Cơ quan phát triển Pháp, Đại sứ quán Pháp và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.
Để thể hiện cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với Biến đổi khí hậu, Ban tổ chức đã thiết kế đưa các ý tưởng tham dự cuộc thi vào Lễ tổng kết. Các đại biểu ký cam kết online thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tô tặng 300 chai thủy tinh cho đại biểu tham dự với thông điệp giảm thiểu việc sử dụng chai và các vật dụng nhựa dùng một lần; sử dụng các phần quà: đèn sử dụng năng lượng mặt trời, túi vải… để khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.