Bánh trôi, bánh chay trong đời sống người ViệtTheo tục lệ truyền thống, ngày 3/3 âm lịch người dân Việt Nam thường dâng lên tổ tiên món bánh trôi, bánh chay. Theo truyền tục, Tết Hàn thực có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh, kiêng lửa nên các món ăn phải làm từ hôm trước đến hôm sau mới lễ. Nhiều người hiểu chữ thực có nghĩa là ăn, nhưng cũng có người hiểu rằng đồ ăn đó được làm từ lương thực mà ra.Tuy Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi vào Việt Nam vẫn mang đậm nét văn hóa của người Việt. Đó là người Việt không kiêng lửa mà đò ăn được nấu chín dâng lên tổ tiên với tấm lòng thành kính.
Chính vì thế, bánh trôi, bánh chay đã đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam. Không chỉ có dâng bánh trôi tại gia tiên vào Tết Hàn thực mà trong ngày Lễ Hai Bà Trưng 6/3 người dân còn dâng lễ tại đền Hai Bà. Hay dâng vào đền Hùng dịp giỗ tổ Hùng Vương.Bánh trôi, bánh chay còn được người dân làm bán ăn quanh năm tại các chợ truyền thống. Đây là món ăn rẻ, ngon mang, đậm nét văn hóa của người dân vùng lúa nước.Mang đậm bản sắn văn hóaDạo quanh thị trường một số chợ ở Hà Đông, Đống Đa, ngay từ sáng sớm chợ nào có rất nhiều hàng bán bánh trôi, bánh chay. Hàng nào cũng vừa bán bột, vừa nặn bánh, bán bánh.
Theo chị Hoa ở chợ Đống Đa, cứ đến ngày này đang buôn bán hoa quả cũng phải chuyển sang để làm bánh trôi, bánh chay bán. Bà Thái ở Hà Đông chia sẻ, về hưu rồi nên có nhiều thời gian bà ra chợ mua bột và nhân tự về nặn bánh để thắp hương và cho người trong gia đình thưởng thức.Những mâm bột trắng ngần. Theo chia sẻ của những người làm bánh: Bột bánh làm từ gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ nhân đường mật; còn bánh chay nặn viên to dẹt nhân đậu xanh trôi với cùi dừa thái sợi.
Mỗi lễ dâng lên gia tiên1 đĩa bánh trôi, 1 cốc bánh chay. |
Một số hình ảnh làm bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực ở Hà Nội: