Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những bài thuốc hay từ cá chép

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Về mặt dược học cổ truyền, cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin.

KTĐT - Về mặt dược học cổ truyền, cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa).

Cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa).

Trước thềm năm mới, người ta có tập tục tiễn ông táo về trời, “phương tiện giao thông” của quan táo là cá chép. Mỗi 100g thịt tươi cá chép có chứa: 17,6g protid; 4,1g lipid; 25mg vitamin A; 0,09mg vitamin B2; 2,7mg vitamin PP; 1,27mg vitamin E; 33mg Mg; 2,08mg Zn; 15,38mg Se.

Về mặt dược học cổ truyền, cá chép mang vị ngọt tính bình, chứa nhiều đạm và nhiều vitamin. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ, khai vị kiện tỳ (lợi tiểu tiêu phù, thông sữa, tạo thèm ăn và bồi dưỡng hệ tiêu hóa). Bất kể ai có các chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, bí tiểu, hoàng đản (vàng da) và thai nghén phù thũng đều có thể dùng. 

Đối với những người đàm nhiều ứ tắc, ho suyễn khó thở, thai động bất an, thiếu sữa sau khi sinh cũng có tác dụng điều trị nhất định. cá chép thích hợp hơn cho người luống tuổi, phụ nữ thai nghén hay “tẩm bổ” sau khi sinh, một số món ăn - bài thuốc trình bày như sau:

Phù thũng do bệnh tim, bệnh thận và rối loạn dinh dưỡng: cá chép 1 con khoảng 0,5kg, hành 6 cọng, bí đao 0,5kg. Cá chép rửa sạch, bỏ nội tạng, giữ vẩy, cùng bí đao, hành cho vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi hầm chín, nêm dầu ăn, muối (một ít) để gia vị. Chia 2 - 3 lần làm món ăn kèm trong ngày.

Suy nhược sau khi sinh: Cá chép 1 con rửa sạch, hấp chín, lấy thịt, cùng gạo 200g, táo đỏ 50g, hạt sen 50g, bách hợp 50g, quả óc chó 50g, đương quy 4g, ninh cháo.

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: cá chép 1 con 0,5kg, tỏi 2 múi lớn, tiêu 10g, ớt 10g, vỏ quít 10g, sa nhân 10g, tất phác 10g, hành, muối, dầu ăn, mỗi thứ vừa đủ. Cá chép bỏ vẩy và nội tạng, rửa sạch, nhét tỏi, hành, ớt, vỏ quít, sa nhân, tất phác vào bụng cá. Đổ dầu vào chảo, khi chiên nóng 8/10, cho cá vào chiên, rồi thêm nước để hầm, chờ đến khi nước đặc ngã màu trắng thì dùng. Ăn cá, uống canh lúc bụng đói.

Phù do thủy thũng: Cá chép 1 con, giấm 50ml, nước tương 5ml, gừng và hành nhuyễn 5g, bột tiêu 8g, muối 4g, bột nêm 4g, ninh canh thì dùng.

Tiểu ít, phù mặt: Cá chép 1 con khoảng 0,5kg, đậu đen 50g. Cá chép bỏ vẩy và nội tạng, đậu đen nhét vào bụng cá khâu kín, dùng nước nấu đến cá chín, đậu nhừ, lấy nước cốt, uống liên tục bất kể thời gian (nhiều lần trong ngày).

Ho khạc khí suyễn: thịt cá chép 200g luộc chín, thái sợi, cho vào chén, thêm giấm trắng 40ml, tỏi băm 20g, ngò nhuyễn 30g, muối 2g, bột nêm 4g, dầu mè 5ml, trộn ăn.

Thai nghén phù thũng: cá chép vàng 1 con khoảng 0,5kg, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hột) 50g, xích tiểu đậu hầm chín, sau đó thêm vào cá chép đã bỏ vẩy và nội tạng, trộn đều, dùng lửa nhỏ nấu sôi vài dạo, ăn lúc ấm, mỗi ngày 1 lần, dùng liền vài ngày.

Tỳ vị hư hàn: thịt cá chép 200g thái lát, dùng bột năng thoa đều, bỏ trong món súp bắp, thêm gừng nhuyễn 8g, muối và bột nêm vừa đủ.

Phù chân do thiếu vitamin B1: cá chép 1 con khoảng 250g, xích tiểu đậu 60g, tỏi 2 củ, vỏ quít 5g, gừng tươi 50g, nấu canh, mỗi ngày 1 liều, dùng liền vài ngày.

Viêm thận mạn tính, phù thũng: cá chép 1 con khoảng 0,5kg, bỏ vảy và nội tạng, giấm 50ml, trà 30g, tất cả cùng cho vào nồi thêm nước hầm chín, một lần ăn sạch khi bụng đói, mỗi ngày 1 lần, ăn liền nhiều ngày.

Ho lâu ngày: cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán nhuyễn 6g, nấu canh, ăn liền từ 1 - 3 tuần.