Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhường dư địa cho các thành phần kinh tế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bên lề Kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh việc cơ cấu các khoản chi trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và cơ chế thu hút thêm các nguồn vốn khác trong xã hội.

Thu ngân sách những năm gần đây liên tục giảm, bội chi ngân sách lại tăng dần qua các năm, vậy theo ông có nên rà soát, sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước để tăng tính kỷ luật?

 

- Nhìn nhận một cách khách quan cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Luật NSNN hiện hành cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trọng tâm của quá trình sửa đổi, bổ sung Luật NSNN tới đây sẽ phải khắc phục cho được những tồn tại của Luật NSNN hiện hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN; phát huy tính chủ động của ngân sách các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng NSNN, nhưng đảm bảo tính thống nhất của NSNN và vai trò chủ đạo của ngân sách T.Ư. Cùng với quá trình đó cần nâng cao tính công khai minh bạch trong công tác quản lý NSNN; đảm bảo và đề cao thẩm quyền, thực quyền của Quốc hội, các cấp ủy Đảng, các cơ quan của Quốc hội ngay trong việc quyết định và giám sát NSNN.

 
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

 

Trong điều kiện ngân sách khó khăn, theo ông có cơ chế nào để quản lý các quỹ ngoài ngân sách hiện nay?

 

- Đây đúng là một vấn đề đang được đặt ra. Chúng tôi cũng đã có cuộc giám sát hoạt động của các quỹ và đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp trước. Hiện chúng ta có khoảng 40 - 50 quỹ đang hoạt động. Những quỹ này đều có thu và chi. Thu chi này cũng có những ảnh hưởng nhất định. Cho nên chúng ta phải rà soát lại. Những quỹ nào không hợp lý phải cương quyết loại bỏ, chỉ tập trung vào những quỹ đúng nghĩa của nó, đúng hiệu quả và đúng yêu cầu.

 

Thông điệp được đưa ra trong thời gian khó khăn này là phải "thắt lưng buộc bụng". Trong nghị quyết của Quốc hội tới sẽ đặt ra rõ ràng là vẫn phải thực hiện một chính sách tài khóa thắt chặt. Trong đó, thể hiện rất rõ là phải cơ cấu lại chi. Chỉ đầu tư công vào những lĩnh vực nào mà các thành phần kinh tế khác không tham gia. Phải nhường dư địa cho các thành phần kinh tế tham gia.

 

Có một thực tế là các DN cũng muốn tham gia, nhưng lại rất khó khăn trong huy động vốn, ví như muốn phát hành trái phiếu. Trong khi vẫn chưa có tổ chức nào đánh giá tín nhiệm DN?

 

- Cái chính là năng lực tài chính của DN đó. Các nhà đầu tư, dưới hình thức này hay hình thức khác luôn phải tính đến hiệu quả. Các DN đi vay cũng phải tính đến hiệu quả. Đã thua lỗ rồi thì để lại những hệ lụy. Và độ tin cậy để người ta tin rằng khi mua trái phiếu đó họ không bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán khi đến hạn. Nghĩa là DN phải minh bạch, công bố ra tôi làm cái gì.

Xin cảm ơn ông!