Để giảm các khoản nợ ảo này, tại Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung thêm một số nhóm đối tượng vào danh sách được xóa nợ thuế.
Nợ không có khả năng thu hồi phình toBáo cáo mới nhất của cơ quan thuế cho thấy, tổng số nợ thuế đến thời điểm 30/9/2017 là 73.930 tỷ đồng. Đáng chú ý, số tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh là hơn 28.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tới 38,2% tổng số tiền thuế nợ.
Nguyên nhân khiến các khoản nợ không có khả năng thu hồi tăng cao là do trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp khó khăn. Một bộ phận DN làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, tự ngừng kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh, không có khả năng thanh toán nợ thuế.Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, gánh nặng nợ khó thu của ngành thuế vẫn chưa được giải quyết vì chưa có cơ sở pháp lý. “Thực tế nhiều DN đã chết, nhiều trường hợp cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan chức năng khác để khởi tố nhưng số nợ thì vẫn còn đó. Thậm chí, số tiền lãi do nợ, lãi phạt chậm nộp vẫn phải tính cộng thêm hàng ngày, do vậy số nợ không có khả năng thu hồi ngày càng “phình to” gây áp lực không nhỏ tới ngành thuế” - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho hay.Thêm nhiều đối tượng được xóa nợTrong khi các khoản nợ không có khả năng thu hồi ngày càng phình to, để giảm số lượng nợ ảo này, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, trong đó, đề xuất bổ sung thêm một số nhóm đối tượng vào danh sách được xóa nợ thuế.
Doanh nghiệp kê khai thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Tại Dự thảo này, Bộ Tài chính cũng đề xuất xóa nợ đối với các khoản nợ quá 10 năm. Theo quy định hiện hành, các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm, nhưng không có khả năng thu hồi cũng sẽ được xóa nợ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào đủ điều kiện được xóa nợ thuế.Thực tế, có những khoản nợ thuế trên 10 năm nhưng không thể xóa được do không đáp ứng được điều kiện đã “áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế”. Lý do là DN đã được Sở KH&ĐT cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế; không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; hoặc nhiều trường hợp DN bỏ trốn khỏi địa chỉ hoặc tự ý ngừng kinh doanh…Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất sẽ được xóa nợ thuế khi đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng và khoản nợ đã quá 5 năm, thay vì 10 năm như hiện hành. Để ràng buộc thì trong hai năm tiếp theo kể từ ngày thực hiện xóa nợ, người sáng lập DN, người đại diện theo pháp luật không được thành lập DN mới, trừ trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp đủ số tiền thuế theo quyết định xóa nợ vào Ngân sách Nhà nước.