Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nobel Vật lý 2015: Vinh doanh 2 nhà khoa học khám phá về hạt cơ bản

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 6/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải thưởng Nobel Vật lý 2015. Theo đó, giải Nobel Vật lý danh giá đã thuộc về hai nhà khoa học Takaaki Kajita (1959, Nhật Bản) và Arthur B. McDonald (1943, Canada).

Nhà khoa học Arthur B. McDonald làm việc ở Đại học Queen và ông Takaaki Kajita đang làm việc tại Đại học Tokyo.

Nhà khoa học Arthur B. McDonald làm việc ở Đại học Queen

còn GS Takaaki Kajita đang làm việc tại Đại học Tokyo.
Hai nhà khoa học này đã có đóng góp quan trọng trong các cuộc thí nghiệm chứng tỏ hạt neutrino (hạt cơ bản) thay đổi đặc tính. Sự biến hóa này đòi hỏi neutrino có khối lượng. 
Nobel Vật lý 2015: Vinh doanh 2 nhà khoa học khám phá về hạt cơ bản - Ảnh 1
Phát hiện trên đã làm thay đổi sự hiểu biết của con người về hoạt động ở tận trong cùng của vật chất, đồng thời có vai trò quan trọng đối với quan điểm của chúng ta về vũ trụ.
Nobel Vật lý 2015: Vinh doanh 2 nhà khoa học khám phá về hạt cơ bản - Ảnh 2
Nghiên cứu của 2 nhà khoa học cho thấy các hạt neutrino phát ra từ Mặt trời không biến mất trên đường đến Trái đất. Thay vào đó, chúng xuất hiện với hình dáng khác. Hai nhà khoa học đã chứng minh được điều này thông qua các thí nghiệm ở Đài quan sát Sudbury Neutrino, nằm sâu 2.100 m dưới lòng đất Sudbury, Ontario, Canada.
Nobel Vật lý 2015: Vinh doanh 2 nhà khoa học khám phá về hạt cơ bản - Ảnh 3
Bí ẩn về neutrino làm nhiều nhà vật lý đau đầu suốt hàng chục năm qua. Với tính toán cũ, hai phần ba số neutrino biến mất trên đường tới Trái đất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng thay đổi hình dạng. Nó cũng cho thấy neutrino có khối lượng.
Nobel Vật lý 2015: Vinh doanh 2 nhà khoa học khám phá về hạt cơ bản - Ảnh 4
Hàng nghìn tỷ hạt neutrino đi qua cơ thể chúng ta mỗi giây. Tuy nhiên, khó có cách nào để ngăn chặn chúng. Đây là hạt khó nắm bắt nhất trong tự nhiên. Hiện tại, nhiều thí nghiệm chuyên sâu về neutrino đang được các nhà khoa học trên khắp thế giới tiến hành. Nếu khám phá được bí ẩn của neutrino, con người có thể thay đổi hiểu biết về lịch sử, cấu trúc và tương lai của vũ trụ.
Năm 2014, Giải Nobel Vật lý đã thuộc về các nhà khoa học Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura với phát minh phát minh các điốt phát quang xanh, hay LED (Light Emitting Diode), có khả năng tạo ra các nguồn ánh sáng trắng tiết kiệm năng lượng và sáng hơn. Việc sử dụng đèn LED có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của hơn 1,5 tỷ người trên thế giới chưa được tiếp cận với các mạng lưới điện. Do yêu cầu công suất thấp, đèn LED có thể được hỗ trợ nhờ điện năng lượng mặt trời giá rẻ.
Giải thưởng dành cho các nhà khoa học nhận giải Nobel Vật lý là 1,1 triệu USD. Trước đó, giải Nobel Y sinh 2015 đã vinh danh 3 nhà khoa học William Campbell (1930, Ireland), Satoshi Omura (1935, Nhật Bản) nhờ công trình nghiên cứu tìm ra hoạt chất Avermectin trong phòng chống bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng giun tròn gây ra. Trong khi bà Youyou Tu (1930, Trung Quốc) được tôn vinh nhờ công trình nghiên cứu, điều chế thuốc Artemisinin trong phòng chống bệnh sốt rét.
Đây là giải thưởng Nobel Vật lý 109 được trao tặng kể từ năm 1901 đến nay. Nobel Vật lý cũng là giải thưởng đầu tiên trong hệ thống giải Nobel được trao hàng năm bởi vào cuối thế kỷ XIX, vật lý là ngành khoa học cơ bản nhất, quan trọng nhất.
Nhà khoa học John Bardeen là người duy nhất đã 2 lần được trao giải Nobel.
Nhà khoa học John Bardeen là người duy nhất đã 2 lần được trao giải Nobel.
Đến nay, trong số 198 cá nhân từng nhận giải, chỉ có 2 phụ nữ được nhận giải thưởng danh giá này, trong đó, riêng Marie Cuire là phụ nữ vừa được nhận giải Nobel Hóa học và Nobel Vật lý. Nhà khoa học John Bardeen là người duy nhất đã 2 lần được trao giải Nobel. Ở tuổi 25, Lawrence Bragg là nhà khoa học trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel, trong khi Raymond Davis Jr là nhà khoa học lớn tuổi nhất nhận giải thưởng này (88 tuổi). Độ tuổi trung bình của các nhà khoa học nhận giải Nobel là 55.