Nội chiến đảng Cộng hòa, bà Clinton có lợi?

Tú Anh (Theo BBC)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những căng thẳng trong nội bộ đảng Cộng hòa đã nổi sóng trong nhiều năm giờ đã leo thang thành nội chiến sau cuộc tranh luận tổng thống lần hai.

Sự mâu thuẫn không chỉ đe dọa khả năng chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử Mỹ của đảng Cộng hòa trong tháng 11 tới, mà còn phản ánh nguy cơ chia rẽ hơn nữa trong nhiều năm tới nếu tỷ phú Donald Trump thua cuộc.
Nội chiến đảng Cộng hòa
Một bên, tỷ phú Trump cáo buộc Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và Thượng Nghị sỹ John McCain gây bất hòa trong đảng. Ông đã được các nhà làm luật bảo thủ bao gồm đại diện đảng Iowa Steve King và một số nhà ủng hộ trung thành tiếp tục ủng hộ tại Panama, bang Floriada.
Bên khác là Chủ tịch Hạ viện Ryan, người quyết tâm duy trì được vị thế đa số trong quốc hội của đảng Cộng hòa, dù không ủng hộ đại diện đảng tranh cử Tổng thống là tỷ phú Trump. Như vậy trong đảng Cộng hòa đã chia ra làm hai bên, một bên tiếp tục ủng hộ ông trùm bất động sản này, và một bên không ủng hộ và tìm cách lật đổ Donald Trump để hy vọng tiếp tục duy trì vị thế đảng.
 Tỷ phú Donald Trump
Những mâu thuẫn này trở thành giọt nước tràn ly khi tuần trước, một video từ năm 2005 phát tán, trong đó Donald Trump miêu tả phụ nữ bằng những lời lẽ khiếm nhã. Sức nóng từ video này vẫn chưa kết thúc khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là tới ngày bầu cử.
Ông Donald Trump cũng khẳng định, nếu thua trong cuộc bầu cử tháng 11, ông sẽ không biến mất một cách lặng lẽ, hay biến mất một mình.
Bằng việc đổ lỗi cho các lãnh đạo Cộng hòa về việc không toàn tâm toàn ý ủng hộ chiến dịch tranh cử của mình, Donald Trump cũng mở một khả năng cho thấy, nếu ông thất bại vào cuộc bầu cử tháng 11 thì có thể lấy đây làm một trong những nguyên nhân chính.
Nếu tỷ phú này thất bại trong cuộc bầu cử, cái giá của đảng Cộng hòa phải trả cho chiến lược này sẽ rất cao, thậm chí sẽ để lại tàn dư lâu dài sau khi tỷ phú này đã rời khỏi chính trường. Việc ghẻ lạnh giữa Donald Trump và lãnh đạo đảng đã gây ra sự chia rẽ giữa những người ủng hộ đảng và lãnh đạo cốt yếu của đảng này. Một khi Trump thua, các cử tri ủng hộ ông sẽ quay sang đổ lỗi thất bại này cho các lãnh đạo đảng đã không đoái hoài đến ứng viên đại diện đảng tranh cử Tổng thống.

Ít nhất, sự bùng nổ của Trump sau cuộc tranh luận lần hai sẽ gây khó khăn cho mục tiêu của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan. Sự khó xử còn xuất hiện đối với các thượng nghị sỹ Cộng hòa muốn tái cử. Một số phản đối Trump vì những phát ngôn gây tranh cãi, nhưng cùng lúc họ cần lấy lòng những cử tri đang ủng hộ tỷ phú này để củng cố đường đua của riêng mình.

Thượng nghị sỹ New Hampshire Kelly Ayotte là ví dụ điển hình trong việc cố gắng cân bằng giữa việc phản đối và ủng hộ Donald Trump trong suốt cuộc bầu cử này. Bà Ayotte cuối cùng cho biết sẽ không bầu cho ông Trump sau khi video từ năm 2005 xuất hiện cuối tuần trước.

Tuy nhiên, một “ngôi sao” khác của đảng Cộng hòa, TNS Florida – ông Marco Rubio vẫn chưa sẵn sàng để “rời bỏ” Trump. Ông cần những cử tri ủng hộ Trump để duy trì vị thế trong đường đua tái cử vị trí thượng nghị sỹ của mình sau ngày 8/11 tới. 

Rủi ro với bà Clinton
Đối với bà Hillary Clinton, sự hỗn loạn nội bộ đảng Cộng hòa sẽ trở thành động lực cho cuộc đua vào Nhà Trắng của bà. Một khảo sát của NBCNews/Wall Street Journal cho thấy ứng viên đảng Dân Chủ dẫn trước ông Trump khoảng 9 điểm.
Tuy nhiên, những cộng sự của bà vẫn lo ngại có khả năng cuộc đua này trở nên quá tiêu cực, mang tính công kích chỉ trích nhau thay vì tập trung xây dựng chiến lược phát triển cho nước Mỹ. Điều  này sẽ khiến các cử tri thất vọng và không tham gia vào những khảo sát. Kết quả khảo sát thấp hơn sẽ tạo lợi thế cho Trump.
“Đây có vẻ là chiến lược của họ, khiến mọi người đều chán ghét trước các hoạt động vận động tranh cử của đảng Dân Chủ và giảm tần suất tham gia các khảo sát”,  John Podesta, Chủ tịch chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton khẳng định.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần