Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - 6 em gái và 1 bé trai bị các bà mẹ bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng tại bệnh viện. Cháu lớn hiện học lớp 5, bé nhất đi mẫu giáo, tất cả đều được đùm bọc chở che bởi các nhà sư, Phật tử chùa Mía (Sơn Tây, Hà Nội).

Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 1
 
Sư thầy Thích Đàm Thanh ở chùa Mía, làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, đang nuôi dưỡng 7 cháu bé bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng tại bệnh viện phụ sản. Cháu lớn nhất đã 12 tuổi (thứ hai từ trái sang), còn cháu nhỏ nhất hơn 2 tuổi rưỡi (mặc váy vàng). Ngày ngày, thầy đưa đón các cháu đi học.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 2

Thầy Thanh đặt tên tất cả cháu gái là Nhi, riêng cháu trai là Khánh Chung. 5 cháu học tiểu học, 2 cháu học mầm non. Các con gọi thầy là mẹ. Em bé nhất tên là Ngọc Nhi, đang vui chơi trong lớp tại trường mầm non Sơn Ca, thị xã Sơn Tây. Bé rất ngoan và thông minh, thường nói những câu rất 'bà cụ non'.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 3

Bình Nhi, học lớp 4. 3 năm qua em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 4

Thầy Thích Đàm Thanh tâm sự, được sự đồng ý của thầy trụ trì, thầy đã liên hệ với các bác sĩ ở bệnh viện để được nuôi dưỡng các cháu nhỏ bị bỏ rơi. "Ban đầu rất khó khăn vì chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ mà không có sữa mẹ, rất may được nhiều Phật tử hỗ trợ", thầy Thanh nói.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 5

Quan điểm của thầy Thanh là không gò ép, các cháu sau này lớn lên đều có quyền lấy vợ lấy chồng. "Nếu cháu nào có duyên với cửa Phật thì có thể ở lại. Tất cả mọi sinh hoạt tôi đều cho các cháu được phát triển theo bản năng tự nhiên để dễ hoà nhập với xã hội, không thể ép các cháu mặc trang phục nhà chùa, cắt trọc đầu", mẹ của 7 cháu tâm sự.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 6

Thầy Thanh nói cho các cháu biết ngay từ sớm rằng người sinh ra chúng là ai và khuyên răn các bé không nên oán trách mẹ đẻ của mình nếu như gặp lại. Thầy bảo, không người mẹ nào dứt ruột đẻ ra con mà lại nỡ vứt bỏ, chẳng qua vì hoàn cảnh không còn cách nào khác nên mới phải xa lìa con. Trong ảnh là chị Thơm, một Phật tử thân tín của chùa cùng chung tay giúp đỡ sư thầy chăm sóc các bé.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 7

Các cháu ở chùa tuy thiệt thòi về tình cảm với người ruột thịt nhưng được sống đầy đủ, ăn no mặc ấm. Mọi học phí ở trường đều được miễn hoàn toàn.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 8

Linh Nhi là một trong hai cháu đang học lớp 4, rất thích ca hát. Giống như các bạn, em đã biết sử dụng vi tính, gõ văn bản thành thạo.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 9

Đã 10 năm sống tại chùa Linh Nhi bảo ở đây rất vui, mọi người coi nhau như ruột thịt.

Hai bé nhỏ nhất Khánh Chung và Ngọc Nhi được sư thầy chăm sóc từng li từng tý. Sau mỗi buổi chiều đi học về tắm giặt xong, các em đều được ăn ngay hoa quả hoặc sữa.
 
Nơi "hồi sinh" những số phận bị bỏ rơi - Ảnh 10

Góc học tập của 5 cháu tiểu học trong căn phòng tại chùa. Vào mỗi buổi tối, sau khi ăn cơm các bé lại ngồi vào vị trí làm bài tập theo sự chỉ bảo của thầy Thanh. "Sau này các con phải có ý thức đi tìm gia đình mình, còn nhận hay không là tuỳ các con, phải như thế mới tròn đạo làm người", lời thầy căn dặn các bé.