Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nỗi lo từ nguồn nhân lực

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau gần 20 năm nghiên cứu, soạn thảo, cuối cùng "Chiến lược và quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sáng 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội nghị phổ biến và góp ý dự thảo kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện "Chiến lược và quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". 

Đa phần các đại biểu cho rằng, kế hoạch được vạch ra chi tiết, cụ thể, có phân kỳ rõ ràng, sẽ là công cụ đắc lực cho điện ảnh Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, giới làm nghề lại tỏ ra băn khoăn vì nguồn nhân lực của ngành hiện còn thiếu và yếu.

Sau gần 20 năm nghiên cứu, soạn thảo, cuối cùng "Chiến lược và quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hướng đến hiện đại, giàu bản sắc dân tộc

Bà Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: "Mục tiêu đến năm 2020, Điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần phát triển nền văn hóa và nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh có bản sắc và uy tín ở châu Á, có những tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế cao và tài năng điện ảnh tầm cỡ trong khu vực và thế giới". Để đạt được những mục tiêu quan trọng đó, các nhà quản lý đã vạch ra lộ trình cụ thể, đến năm 2015, phấn đấu sản xuất từ 25 - 30 phim truyện/năm (năm 2020 là 40 - 45, năm 2030 là 55 - 60); số người xem phim đạt 45 triệu lượt người/năm (năm 2020 là 95 triệu, năm 2030 là 210 triệu); xuất khẩu phim đạt 15% số lượng phim sản xuất hàng năm (năm 2020 là 20%, năm 2030 là 30%)… Những con số này được giới chuyên môn đánh giá là không khó để hoàn thành. Song, giới làm nghề cũng không ngần ngại bày tỏ sự lo lắng khi nguồn nhân lực hiện thực hóa nhiệm vụ điện ảnh ở ta đang thiếu và yếu.
 Cảnh trong phim “Đời cát”.        Ảnh:  Phương Vy
Cảnh trong phim “Đời cát”. Ảnh: Phương Vy
 
NSND Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam băn khoăn: Để hoàn thành được những mục tiêu trên, đòi hỏi cần có một đội ngũ những người làm điện ảnh được đào tạo hết sức bài bản và đồng bộ. Tuy nhiên, hiện, nước ta chỉ có hai cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chính cho ngành là trường Đại học Sân khấu Điện ảnh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mỗi năm, tổng cộng chỉ có khoảng 150 sinh viên nhập học tại các chuyên ngành: Biên kịch, đạo diễn, quay phim, lý luận phê bình điện ảnh, hoạ sĩ hoạt hình, kỹ sư công nghệ điện tử, kỹ thuật viên máy chiếu, diễn viên điện ảnh, sân khấu. Còn các chuyên ngành khác như âm thanh, kỹ xảo điện ảnh, dựng phim, hóa trang, nhà sản xuất phim chưa được đào tạo. Trong khi đó, kinh phí đào tạo và trang thiết bị thực hành thiếu khiến sinh viên không đủ điều kiện làm bài tập. Số lượng giảng viên có trình độ sau đại học quá ít, phần lớn giảng viên, chuyên gia có trình độ, được đào tạo cơ bản ở nước ngoài, có kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vu đềụ đã lớn tuổi hoặc khả năng sư phạm  còn hạn chế. Mặt khác, việc gửi sinh viên, thực tập sinh đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ở nước ngoài là rất hiếm. 

Nhiều việc phải làm

Chính vì thế, NSND Đặng Xuân Hải cho rằng, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên hiện nay là phải tăng cường "tẩm bổ" cho đội ngũ những người làm điện ảnh. Trước tiên, cần xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, hoàn thiện đội ngũ giảng viên. Song song với đó là đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật để sinh viên có điều kiện "học đi đôi với hành". Các trường cần huy động đội ngũ giảng viên không chỉ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, mà phải có nghề và thường xuyên được bồi dưỡng ở nước ngoài. Cùng với đó, NSƯT Hồng Ngát cho rằng, ngay bây giờ phải cử những người có tài năng, tâm huyết sang một số nước có nền điện ảnh phát triển và môi trường văn hóa gần giống với đặc điểm của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc để nâng cao tay nghề.

Bên cạnh đó, giới chuyên môn còn kê ra nhiều đầu việc khác nhằm hiện thực hóa kế hoạch này: Phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các bộ, ngành liên quan, như Bộ Tài Chính, Bộ GD&ĐT, Bộ TN&MT… để họ không chỉ hiểu mà phải có trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch; Tăng cường đầu tư công nghệ kỹ thuật số để hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo của giới làm nghề; ưu tiên tổ chức các tuần phim Việt Nam tại nước ngoài nhằm quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam…