KTĐT - Parkinson là bệnh thoái hóa dần dần của hệ thần kinh trung ương, thường thấy ở lớp người ngoài 50 tuổi, rất ít khi thấy ở tuổi trẻ. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới. Bệnh vừa mãn tính vừa tăng lên đều đều.
Theo một kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Hà Lan tiến hành, đăng trên tạp chí "Archives of Neurology" số ra tháng Bảy, những người có nồng độ vitamin D cao thì ít có nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học từ Viện sức khỏe và phúc lợi quốc gia ở Helsinki, Phần Lan, cũng đã tiến hành nghiên cứu đối với 3.173 người không bị bệnh Parkinson, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 50-79 trong khoảng thời gian kéo dài 29 năm từ 1978-2007.
Vào cuối chương trình nghiên cứu, có 50 người bị mắc căn bệnh Parkinson.
Sau khi điều chỉnh các nhân tố liên quan tiềm ẩn khác, bao gồm họat động thể chất và chỉ số cơ thể con người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người có nồng độ vitamin D cao nhất trong số người tham gia nghiên cứu có nguy cơ thấp hơn 67% mắc các triệu chứng bệnh Parkinson so với những người có nồng độ vitamin D thấp nhất.
Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao nồng độ vitamin D lại ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng họ nói rằng có thể vitamin D có tác dụng bảo vệ đối với bộ não thông qua các hoạt động chống oxy hóa, điều phối nồng độ calcium, giải độc và điều chế hệ thống miễn dịch.
Vitamin D thường được xem là “vitamin trời cho,” bởi nó được sản xuất từ ánh nắng Mặt Trời. Khoảng 90-95% vitamin D trong cơ thể chúng ta là do da sản sinh, và chỉ 5-10% là do nguồn thực phẩm.
Thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày chứa rất ít vitamin D. Các loại cá giàu chất dầu như cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá trích có lượng vitamin D cao hơn những cá khác. Nấm phơi khô cũng chứa vitamin D.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa hè chỉ cần phơi nắng trong vòng vài phút (10-30 phút) hay đối với người có làn da trắng thì chờ đến khi da chuyển màu, lúc đó cơ thể đã sản xuất được trung bình 20.000 IU vitamin D (ở một số người khác mức độ có thể dao động từ 10.000 đến 50,000 IU).
Parkinson là bệnh thoái hóa dần dần của hệ thần kinh trung ương, thường thấy ở lớp người ngoài 50 tuổi, rất ít khi thấy ở tuổi trẻ. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới. Bệnh vừa mãn tính vừa tăng lên đều đều.
Parkinson vẫn còn được coi như vô căn, có nghĩa là một bệnh mà nguyên nhân chưa được biết rõ.
Một số yếu tố có thể có liên quan đến bệnh liệt rung là tác dụng phụ của vài loại thuốc trị bệnh tâm thần (phenothiazine, thioxanthene, reserpine...), viêm nhiễm virus não, ngộ độc khí carbon monoxide, khoáng manganese, một loại thuốc gây nghiện tổng hợp từ chất gây mê (narcotic), thiểu tuần hoàn não, tuổi cao, di truyền./.