Đến nay, toàn huyện Chương Mỹ còn 2.839 hộ bị ngập từ 0,5 - 2,0m. Trong đó, có 6.097 người dân vẫn đang phải sơ tán, chưa thể trở về nhà ổn định lại đời sống. Huyện Chương Mỹ cũng là địa phương tổn thất nặng nề nhất về hạ tầng, kinh tế khi có tới 170m2 nhà ở và 1.774m tường bao; sạt lở 1.885m đường giao thông nông thôn, 8.320m đường giao thông nội đồng, 12.110m đường đê hồ đập và 11.860m chiều dài kênh mương và 35 35 cầu cống đập, 25 công trình đền chùa bị hư hỏng…
Đến sáng nay, toàn TP vẫn còn 3.556ha cây trồng bị ngập, trong đó, diện tích bị ngập trắng khoảng 2.160ha. Các doanh nghiệp thủy lợi của Hà Nội vẫn đang tích cực vận hành 101 trạm bơm với tổng cống suất 784.250m3/s, tập trung tiêu úng cho diện tích cây trồng vẫn bị ngập úng.Hiện nay, 4 hồ chứa thủy lợi lớn trên địa bàn TP gồm: Kèo Cà, Quan Sơn, Văn Sơn, Miễu, mực nước vẫn cao hơn so với ngưỡng dung tích thiết kế.Liên quan tới mực nước trên hệ thống các sông. Hiện, mực nước sông Đáy tại Ba Thá (Ứng Hòa) vẫn cao hơn 0,74m. Đối với các sông nội địa, mực nước sông Tích tại trạm thủy văn Đồng Quan và tại trạm Vĩnh Phúc trên mức báo động 2, 3. Mực nước sông Bùi tại trạm Yên Duyệt vẫn trên báo động 3 khoảng 0,15m.
Mưa lũ do bão số 3 gây ra 60 sự cố đê điềuBộ NN&PTNT vừa có Công văn số 5722 đề nghị các tỉnh, TP có đê khẩn trương xử lý các sự cố đê điều và tăng cường công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã gây ra đợt mưa to đến rất to trên diện rộng; lũ lớn đã xảy ra trên nhiều tuyến sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bưởi, sông Bứa, sông Bùi, sông Trà Lý. Trong đó, một số sông lũ đã vượt báo động 3.Do ảnh hưởng của mưa lũ, trên các tuyến đê đã xảy ra 60 sự cố đê điều, trong đó có một số sự cố nguy hiểm uy hiếp an toàn đê như: Sạt lở mái đê phía đồng đê biển 5 (tỉnh Thái Bình), sạt lở mái phía đồng đê tả Đáy (tỉnh Nam Định), rò mang, rò đáy tràn Lạc Khoái (tỉnh Ninh Bình), rò khớp nối cống xả trạm Liên Nghĩa… Để bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, cũng như chủ động ứng phó với các đợt mưa bão, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo các tỉnh, TP khẩn trương tiến hành xử lý các sự cố đê điều đã xảy ra do ảnh hưởng từ các đợt mưa lũ vừa qua. Tổ chức kiểm tra, rà soát lại các phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu, đồng thời, đánh giá việc triển khai trong thực tế. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với các sự cố khi có yêu cầu. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm túc việc tuần tra, canh gác để phát hiện, xử lý sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu.