Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 27/3/2018.
Xu hướng phục hồi của giá xăng dầu là 1 trong những yếu tố thúc đẩy tăng giá thị trường thời gian tới |
Thông báo kết luận nêu rõ, trong quý I năm 2018, công tác chỉ đạo điều hành giá đã có sự phối hợp tích cực và chủ động của các Bộ, ngành, địa phương, Nhóm giúp việc liên ngành trong việc triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Trong 3 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng biến động theo quy luật tiêu dùng hàng năm theo đúng kịch bản đã được dự báo trước: tăng cao trong hai tháng Tết và giảm trở lại sau Tết. Phó Thủ tướng đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương đã kịp thời có những biện pháp bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán, điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp bảo đảm tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm, đồng thời hoàn thành việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 2 (kết cấu thêm chi phí tiền lương vào trong giá) theo lộ trình thị trường; công tác dự báo tiếp tục được chú trọng và tương đối sát so với diễn biến giá cả thị trường, kịp thời tham mưu cho Chính phủ các kịch bản điều hành giá phù hợp. CPI tháng 3 năm 2018 tăng 0,97% so với tháng 12/2017, CPI bình quân quý I/2018 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm 2017. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước ước tăng 1,34%. Đây là mức tăng sát với kịch bản dự báo và trong tầm kiểm soát của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 ở mức 4%.Dự báo trong 9 tháng còn lại của năm 2018, qua phân tích, đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới cho thấy mặt bằng giá thị trường chịu tác động đan xen của các yếu tố làm tăng áp lực và các yếu tố kiềm chế tốc độ tăng giá.Rủi ro về áp lực tăng giá chủ yếu đến từ yếu tố thị trường như xu hướng phục hồi của giá xăng dầu và một số nguyên liệu chính trên thị trường thế giới, gắn với đó là việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số dịch vụ công (dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước...). Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố tác động sẽ giúp kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng như cung cầu hàng hóa được cân đối, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá một số nhóm mặt hàng có xu hướng giảm khi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ như giá dịch vụ viễn thông với việc triển khai công nghệ 4G; lạm phát cơ bản được kiểm soát, giá một số dịch vụ có dư địa giảm như giá thuốc chữa bệnh cho người; dịch vụ sử dụng đường bộ BOT tiếp tục được rà soát để giảm giá, giá vật tư y tế có thể giảm nếu tiếp tục đẩy mạnh áp dụng biện pháp đấu thầu và tăng cường công tác quản lý.
So sánh mức tăng trưởng kinh tế quý I trong 10 năm gần đây |